Tự tin vào khả năng của mình, chưa ra trường đã có thể kiếm được những công việc lương cao, nhiều bạn sinh viên gần tốt nghiệp lại quyết định bỏ học. Tuy nhiên, đã có không ít người đã phải hối hận vì quyết định nông nổi của mình.
Mình giỏi, sao phải sợ?
Năm 4, khi bạn bè vẫn đang ngồi trên giảng đường sau đợt thực tập, thì Quốc Khánh (sinh viên năm cuối ngành CNTT, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên) đã được nhận vào làm tại một công ty với mức lương khởi điểm là 7 triệu. Có kiến thức chuyên ngành khá vững, kèm với lòng đam mê công việc, Khánh thích nghi với môi trường làm việc rất nhanh.
Nhưng Khánh đứng trước 2 lựa chọn, một là bỏ công việc hiện tại để học cho xong hết năm cuối, có một tấm bằng; hai là bỏ ngang để tiếp tục được làm công việc mình thích. Khánh đã chọn cách thứ 2, mặc dù chỉ cần 6 tín chỉ nữa là anh chàng có thể tốt nghiệp. Khi chấp nhận bỏ học, Khánh còn tự tin nói rằng: “Sau này có công ty nào đòi hỏi bằng cấp của mình, chắc mình cũng sẽ không làm. Một công ty chuyên nghiệp không đòi hỏi tấm bằng, bạn có kĩ năng và chuyên môn cao là được”.
Ngay từ khi bước vào đại học, Minh Triết (sinh viên năm cuối ĐH Bách Khoa) luôn tự cho rằng bản thân “hơn người” vì có điểm đầu vào cao ngất ngưởng. Nhưng chính thói ỷ lại và tự tin thái quá đã khiến anh chàng nợ rất nhiều môn. Cuối năm 3 nhưng chỉ hoàn thành xong 70 tín chỉ, Triết bắt đầu nản và muốn tìm hướng đi mới cho mình. Anh chàng đi xin việc làm tại một công ty quảng cáo với mức lương 5 triệu, sau đó nghỉ học luôn vì quá yêu thích công việc của mình. “Các dự án mình làm luôn được đánh giá cao. Thật hối hận khi đã bỏ phí 3 năm học một chuyên ngành mà mình không hề thích” – Triết nói.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Tiếc vì quá nông nổi
Đi làm được một thời gian, Khánh cảm thấy công ty hiện tại chưa giúp mình phát triển hết năng lực nên quyết định xin việc ở công ty khác tốt hơn. Mức lương cao đòi hỏi Khánh phải trau dồi kiến thức chuyên ngành nhiều hơn, nhưng đến khi đi học thêm, Khánh mới nhận ra trước đây đã sai lầm khi bỏ ngang dù gần sắp tốt nghiệp và có bằng.
“Đi học thêm, nếu mình có bằng thì được miễn giảm và có nhiều sự ưu tiên hơn. Những người học cùng nhiều khi cũng không nể mình. Họ cho rằng do mình gặp “may mắn” mà thôi, chứ nếu mình giỏi thì đã có bằng cử nhân đàng hoàng chứ không nhất thiết phải đi học thêm tại mấy trung tâm để lấy tín chỉ thế này. Lúc đó mình ức chế một phần, nhưng nuối tiếc nhiều phần. Ít ra tấm bằng đại học cũng có thể công nhận được giá trị của mình trong suốt những năm chăm chỉ để được điểm tốt ở bậc đại học”. – Khánh kể.
Còn Minh Triết thường xuyên gặp khó khăn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp. Họ cho rằng Triết là dân Bách Khoa nên cho dù có nhiều ý tưởng sáng tạo thì vẫn không phù hợp với môi trường hiện tại. Các môn học đại cương ở bậc đại học có thể giúp Triết tư duy sáng tạo và rèn luyện được nhiều kĩ năng, nhưng rất tiếc anh chàng đã lơ là nên chẳng nhớ được nhiều.
Sau 2 năm làm việc, mức lương của Triết vẫn vậy, và anh chàng cũng không được thăng chức, chỉ vì Triết không chịu học thêm để nâng cao trình độ. Nhiều lúc Triết mỏi mệt muốn bỏ việc, nhưng lại không thể. Lúc này anh chàng mới nghĩ: “Nếu ngày xưa ráng học, có được tấm bằng ở Bách Khoa thì biết đâu bây giờ mình có cơ hội được thử sức ở một môi trường làm việc mới”
Tiền có thể kiếm sau cũng được, nhưng tấm bằng (loại giỏi) thì không
Rất nhiều bạn sinh viên bỏ học ở năm cuối vì tìm được việc làm với mức lương họ mong đợi. Họ luôn tin rằng mình giỏi và suy nghĩ đơn giản: “Bây giờ công ty đâu cần bằng cấp. Mình có thể đi làm để tự trang trải chi phí, để dư dả hơn và tích lũy kinh nghiệm, chứ tấm bằng đại học, nếu thiếu kiến thức thì cũng dùng để…lót chuột chứ chẳng đi xin việc được”.
Thực tế, tấm bằng đại học không là tất cả, nhưng nó là “bảo chứng” cho những năm tháng bạn học miệt mài ở giảng đường. Nó cũng là vật có giá trị nhất để chứng minh cho người lạ thấy, bạn có trình độ và thật sự giỏi, chứ không hề nổi bật nhờ may mắn hoặc các mối quan hệ. Bằng cấp tạo cơ hội cho bạn kiếm ra tiền, nhưng tiền không mua được một tấm bằng thật sự giá trị. Nhất là khi bạn đã học được đến năm 4, hãy ráng thêm vài tháng nữa để hoàn thành xong chương trình, đó cũng là cách để mở ra cho bạn những cơ hội ở tương lai như: được tăng lương, được thăng chức, săn được học bổng du học…
Theo Thethaohangngay
Khi báo chí liên tiếp đưa tin về tình trạng thất nghiệp hiện nay khiến nhiều sinh viên năm cuối không tránh khỏi tâm trạng hoang mang lo lắng cho tương lai của mình.
Xu hướng tân cử nhân sau khi ra trường, trong thời gian chờ tìm một công việc phù hợp tiếp tục học lên thạc sĩ khiến vòng luẩn quẩn tốt nghiệp - thất nghiệp liên tục tái diễn.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.