Trên chuyến tàu khách Thống Nhất nhiều người đã chứng kiến cảnh pha chế canh bằng bột nêm và nước lạnh với vẻ mặt thản nhiên của nhân viên phục vụ đồ ăn trên tàu.
Trên chuyến tàu khách Thống Nhất mang số hiệu TN1, chạy từ Hà Nội vào Sài Gòn trong lịch trình ngày 14 đến 16/11/2013.
Trong khi chờ dùng bữa trưa trên tàu, do hết canh nên nhân viên nói đợi, tôi tranh thủ vào nhà vệ sinh thì bất ngờ thấy nam nhân viên phục vụ canh đang dùng chiếc ca nhựa hứng nước từ chiếc bình nóng - lạnh.
Sau đó anh ta rút một gói nilông chứa những hạt bột màu trắng, trút vào ca rồi dùng tay (có đeo bao tay nilông) khuấy đều lên. Cuối cùng, anh ta trút hỗn hợp này vào chiếc thùng nhựa, rồi tiếp tục cho nước vào đến khi đầy bình, sau đó mang đi phục vụ suất ăn cho hành khách trên tàu!
Nhân viên trên tàu pha chế “canh siêu tốc” (ảnh cắt từ clip).
Bình nước đặt gần các phòng vệ sinh, khu rửa mặt... nơi có nhiều người qua lại mà nhân viên này vô tư dùng để pha chế canh, thật rất phản cảm. Sau khi trở lại chỗ ngồi, nhìn phần cơm của mình, tôi lại nhớ cảnh pha chế ban nãy của nhân viên tàu và liên tưởng lại những phần canh sặc mùi hạt nêm mình đã lỡ thưởng thức ở những bữa ăn trước. Quá sợ, tôi đành bấm bụng nhịn đói chứ không dám ăn. Trên chuyến tàu khác ngược ra Bắc vài hôm sau đó, tôi cũng chỉ dám mua một số thức ăn vặt, uống nước lọc và duy nhất một lần dùng cơm của hàng bán rong ở ga cho qua bữa, dù vẫn biết độ an toàn và sự ngon miệng của suất cơm hàng rong này cũng ở mức chẳng đáng tin cậy.Bởi vì chiếc xe hàng của nhân viên này chắn ngang lối đi nên tôi và một số hành khách có dịp quan sát kỹ quá trình pha chế “canh siêu tốc” của anh ta. Đáng chú ý là do vòi nước nóng chảy nhỏ nên nhân viên này lấy luôn cả nước bên vòi lạnh để làm nước canh. Theo cảm nhận của tôi, nước từ vòi nóng cũng chỉ đủ ấm mà thôi vì nước chảy ra không có nhiều hơi bốc lên (do hành khách liên tục sử dụng để chế mì gói, pha sữa...), vậy mà nhân viên này vẫn lấy chế biến canh, lại lấy cả nước từ vòi lạnh.
Tôi nghĩ ngành đường sắt ngoài việc đảm bảo an toàn cho hành khách đi tàu cũng phải chú trọng đến chất lượng đồ ăn, thức uống phục vụ khách. Trước mặt hành khách mà nhân viên trên tàu thản nhiên pha chế canh một cách không đảm bảo chất lượng như vậy, làm sao hành khách không lo ngại về chất lượng thực phẩm trên tàu!
Bạn Hoài Phong tỏ ra bất bình trước hành động mất vệ sinh của nhân viên phục vụ:
"Giá tàu đã đắt lại còn cắt cơm k như lúc trước thì cơm bán cho hành khách fải đảm bảo tí, 1 phần cơm 35k trên tàu nói thật k đáng tiền để mua, các bạn đy tàu rút kinh nghiệm,đến gà DIêu Trì hoặc Nha Trang xuống đó mua, vừa rẻ lại ngon hơn trên tàu rất nhiều"
Bạn Lê Minh Thắng: "Thản nhiên làm như vậy trước mặt hành khách thì chứng tỏ số lần hành động này được thực hiện không hề it.Vì gần như người đàn ông này coi việc đó là 1 chuyện bt."
Theo TT
Mấy ngày gần đây cư dân mạng đang hoang mang về thông tin món hủ tiếu gõ được hầm từ thịt chuột cống nhưng đâu là sự thật? Mời các bạn cùng phân tích.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.