Cư dân mạng dậy sóng vì phát ngôn \"Đồng tính là bệnh\"

Mới đây, một clip ghi lại buổi tư vấn giáo dục của 1 nữ thạc sĩ đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng bởi phát ngôn đầy tranh cãi \"Đồng tính là bệnh\".

Đoạn ghi âm ghi lại buổi tư vấn giáo dục của một nữ thạc sĩ với học trường THPT Trần Phú, TP HCM đang khiến nhiều người bất bình vì phát ngôn gây sốc: “Trào lưu quan hệ đồng tính hiện nay đang phát triển rất mạnh. Đó là một căn bệnh”.

“Em hãy suy nghĩ! Em hãy xem  sự việc bị hãm hiếp đó là một “tai nạn” ngoài ý muốn. Và cuộc đời thì ai cũng có tai nạn hết. Có những người gặp tai nạn rồi sau đó quên tai nạn đi và sống bình thường. Nhưng cũng có người bị “tai nạn” đó ám ảnh và dần giết chết cuộc đời của người đó luôn. Nên cô không muốn em giống như vậy”, nữ thạc sĩ mở đầu bài tư vấn.

Trong suốt đoạn ghi âm, vị thạc sĩ vẫn liên tục chỉ trích, thậm chí đưa ra những lời lẽ kỳ thị người đồng tính. “Một tương lai của mình không thể nào tự hào và kiêu hãnh được trước mặt người thân, trước mặt ba mẹ, trước mặt bạn bè. Chúng ta chọn một con đường để đi… đi trong bóng tối”, nữ thạc sĩ đưa ra lập luận sau khi “dẫn chứng” một anh chàng sinh viên bảo “Cô ơi, em không muốn như vậy!”.

Nữ thạc sĩ lại khuyên sinh viên ấy rằng: “Thật ra đó là tâm bệnh chứ không phải là bệnh về mặt sinh lý đâu. Nên đã là tâm bệnh thì các em vẫn có thể chữa được nếu các em thật sự muốn thoát khỏi nơi đó”.

Kết luận buổi tư vấn, nữ thạc sĩ khẳng định: “đồng tính là bệnh” và khuyên răn: “Để khắc phục tất cả những điều đó, cô mong rằng điều các em phải làm đó là học cách kiềm chế. Kiềm chế cảm xúc của mình và kiềm chế ham muốn nhất thời của tuổi mới lớn để tránh những hậu quả khôn lường…”.

Vị thạc sĩ liên tục đưa ra những lập luận bảo vệ quan điểm "Đồng tính là bệnh". Ảnh: Chụp từ màn hình.

 

Sau khi đoạn ghi âm cùng câu nói gây sốc được phát tán, cộng đồng mạng “dậy sóng”. Mai Anh bình luận: “Lý luận của vị thạc sĩ này mang đậm quan điểm cá nhân, không có một chút lập luận dẫn chứng nào. Đành rằng xã hội chưa có nhiều có cái nhìn mở đối với đồng tính nhưng nếu xem nó là "bệnh" thì cô cần xem lại".

“Tại sao kiến thức cơ bản đến thế mà một cô mang học vị thạc sĩ lại mắc sai sót trầm trọng đến thế cơ chứ? Thử hỏi thông tin sai như vậy mà truyền đi đến bao nhiêu người sẽ tai hại đến nhường nào?”, Hoài Vũ, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM đặt nghi vấn.

Quan điểm trái ngược của nữ thạc sĩ khiến cộng đồng bức xúc. Ảnh minh họa.

Một độc giả phản biện: “Đồng tính không phải là bệnh. Rất nhiều tài liệu đã chứng minh điều đó. Thật sự mình không hiểu được tại sao nữ thạc sĩ lại có phát ngôn thiếu khách quan đến như vậy. Thay vì khuyên bảo bạn trẻ thoát khỏi đồng tính tại sao cô giáo lại không chỉ cách để bạn ấy được sống thật với bản thân mình. Đồng tính và tình dục đồng tính không có tội”.

Từ những năm 90, WHO - Tổ chức Y tế Thế giới - đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các loại bệnh gặp phải ở người. Trước đó, vào năm 1973 và 1975,  Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng dẫn giải các nghiên cứu khoa học để loại bỏ “đồng tính là bệnh” ra khỏi y thư.

Từ những nền tảng này mà đồng tính được định nghĩa lại. “Đây không phải là một căn bệnh mà là một xu hướng tính dục mang tính tự nhiên (cùng với song tính luyến ái và dị tính luyến ái)”.

Từ những suy nghĩ sai lầm này mà nhiều gia đình đã phải chịu hậu quả nặng nề khi muốn thay đổi tính dục thật sự của con em mình.

Bên cạnh quan điểm lệch lạc khi cho rằng “đồng tính là bệnh” thì xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn những các nghĩ sai về người đồng tính (và cả người song tính, chuyến giới). Ngoài ra, nhiều nhà tư vấn vẫn thường dùng các từ “rối loạn”, “bất thường” để nói về đối tượng này.

Vào đầu tháng 6, trả lời thư của độc giả, một trang web tư vấn đã hướng dẫn phụ huynh cách “phòng tránh” các “rối loạn giới tính” theo biểu hiện của trẻ nhỏ như thích chơi búp bê, hay hôn bạn cùng giới… Tư vấn của trang web đã quy chụp “đồng tính là bệnh” cũng nhận được nhiều phản ứng gay gắt từ cộng đồng.

Đoạn ghi âm phát ngôn gây sốc của nữ thạc sĩ


Theo VNE

 

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.