Kỳ thi tốt nghiệp thpt năm 2013 diễn ra bắt đầu từ ngày 2/6 và bắt đầu bằng môn thi văn học. Cùng với kỳ thi đại học thì kỳ thi tốt nghiệp thpt là một trong 2 kỳ thi có sức quan tâm lớn và đông đảo thi sinh trên toàn quốc tham dự. Vì thế những dự đoán đề thi cho các môn thi tốt nghiệp trong đó có môn văn rất được bạn học sinh quan tâm. Cùng Tuyensinh247 nhận định các quan điểm từ thầy cô và cộng đồng.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Môn Ngữ Văn cụ thể như sau:
Câu 1: Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?
- Trong lời tựa viết cho tuyển tập tự chọn và tự đặt tên là "Gào thét" (1922), Lỗ tấn tâm sự: "... đã gào thét thì tất nhiên phải gào thét theo lệnh tướng... Trong truyện "Thuốc", bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du,... Bởi vì vị thủ tướng lúc bấy giờ chủ trương không để cho người ta đi đến chỗ tiêu cực. Còn tôi, tôi cũng không muốn đem nỗi quạnh hiu mà mình cho là đau khổ lây sang những bạn trẻ đang ôm ấp mộng đẹp như tôi hồi niên thiếu...".
- Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi: "Thế này là thế nào?". Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm) và hàm chứa một dòi hỏi phải có câu trả lời.
- Qua hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du, tác giả bày tỏ sự cảm phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời mong muốn và tin tưởng quần chúng trong tương lai sẽ giác ngộ cách mạng.
-Hình ảnh vòng hoa trên nấm mồ Hạ Du có một ý nghĩa đặc biệt. Hạ Du bị xem là "kẻ thù của chế độ" vậy mà có ai đó vẫn dám đặt trên nấm mồ Hạ Du một vòng hoa khác thường. Phải chăng đó là một sự lựa chọn đường đi của những người còn sống? tạm thời quần chúng còn chưa được giác ngộ, chưa hiểu nhiều về cách mạng, song Lỗ Tấn tin rằng căn bệnh u mê của họ vẫn còn có thể chữa được. Vòng hoa trên mộ Hạ Du là niềm tin thấp thoáng về tương lai cách mạng ẩn hiện trong quần chúng trong những ngày đen tối của thời cuộc. Vòng hoa đó không chỉ có ý nghĩa tưởng niệm mà còn là một lời hứa trước anh linh của người đã khuất, là một sự thách thức đối với chế độ xã hội đương thời, là biểu tượng của tương lai cách mạng sẽ nở hoa. (chú ý câu hỏi và tiếng khóc của bà mẹ Hạ Du: Câu hỏi vừa ngạc nhiên vừa ẩn dấu một niềm vui có người hiểu con mình. Tiếng khóc là dấu hiệu đầu tiên của sự thức tỉnh - bà mẹ đã hiểu rằng, con mình đã hành động đúng).
Câu 3a: Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị qua đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (trích trong Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012)
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là nét tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.
Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình.
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó.
Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay "dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính "dòng nước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cài nhà này”. Lí trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn các hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay dắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến…
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ]. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Định hướng của các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ninh, một giáo viên chuyên Văn tại Hà Nội chia sẻ cùng các sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo cô Ninh, trong 2 năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn khá giống nhau, mỗi đề đều có 3 câu hỏi.
Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra kiến thức cơ bản của các em học sinh. Đối với dạng câu hỏi này, tuy không dài nhưng học sinh phải nắm được nội dung, nhớ được chi tiết của tác phẩm. Tác phẩm văn học nước ngoài như truyện ngắn Thuốc, Số phận con người…
Câu 2 (3 điểm): Phần nghị luận xã hội, nội dung của câu hỏi này có thể bàn về tư tưởng đạo đức, đạo lý, lối sống... Ở phần câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về triết học, văn hóa, đạo đức để bàn luận vấn đề cho khoa học, chân thực.
Câu 3 (5 điểm): Phần nghị luận văn học, kiểm tra kiến thức tổng hợp văn học. Đề bài có thể ra một đoạn thơ, hay truyện ngắn. Ở phần này, đề thi thường kiểm tra kiến thức của học sinh qua 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu tác phẩm; kỹ năng phân tích tác phẩm; kỹ năng khái quát tổng hợp.
Thầy giáo Nguyễn Quang Ninh, một người thầy có kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi ĐH môn Văn nhiều năm chia sẻ định hướng ra đề thi môn Văn năm nay.
Về tác giả: Sẽ tập trung vào các tác giả: Tố Hữu: Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật; Hồ Chí Minh: Phong cách và sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật; Nguyễn Tuân: Sự nghiệp và phong cách
Về tác phẩm, thí sinh có thể lưu ý một số tác phẩm sau:
"Việt Bắc": Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc nghệ thuật
"Tây Tiến": Hoàn cảnh ra đời
"Tuyên Ngôn độc lập": Hoàn cảnh sáng tác, mục đích, nội dung nghệ thuật và những giá trị
Đặc sắc nghệ thuật của "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt", "Những đứa con trong gia đình"
Khái quát văn học giai đoạn 30 - 75: Thành tựu, sử thi lãng mạn, hình ảnh có tính chất biểu tượng "Chiếc thuyền ngoài xa"
Giải thích nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Thầy Nguyễn Quang Ninh
Nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội
40 năm kinh nghiệm giảng dạy, luyện thi
Đã từng tham gia chấm thi môn Ngữ văn cho các trường ĐH, CĐ miền Bắc
.Bàn luận thí sinh thi tốt nghiệp thpt năm 2013.
Thẻo khảo sát của cộng đồng Tuyensinh247.com- Cộng Tuyển sinh lớn và uy tín nhất Việt Nam hiện nay với trên 83.000 thành viên like thì tác phẩm được dự đoán nhiều nhất là Chiếc thuyền ngoài xa, Đất nước, Rừng xà nu, vợ chồng a phủ, vợ nhặt, những đứa con trong gia đình
Trên đây là những định hướng môn Văn cho kì thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể tham khảo để ôn thi môn Văn hiệu quả hơn.
Tuyensinh247.com - Facebook.com/tuyensinh247 (Tổng hợp)
-------------------------------------
Đáp án đề thi môn văn tốt nghiệp thpt năm 2013 do thầy cô kinh nghiệm sư phạm lâu năm sẽ có ngay sau khi kết thúc giờ thi môn văn. Hiện đã có 30.000 thí sinh like và comment dưới link này đẻ nhận đáp án. Đăng ký nhận tại : https://thi.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-tot-nghiep-mon-van-nam-2013-c28a9091.html
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn toán năm 2014. Xem ngay đáp án đề thi tốt nghiệp thpt môn toán 2014 nhanh nhất chính xác nhất từ thầy cô
Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Văn năm 2013. Xem ngay đáp án đề thi tốt nghiệp thpt môn văn nhanh nhất chính xác nhất từ thầy cô giáo và bộ GD&ĐT.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.