Dự thảo bỏ kỳ thi Đại học - cao đẳng từ 2015 mừng và lo

Bộ GD- ĐT dự định sẽ bỏ kì thi Đại học – Cao đẳng, giảm tải chỉ thi 02 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và giảm chương trình học và dự kiến dự thảo thông qua áp dụng từ năm 2015

Mới đây Bộ GD đã trao đổi với báo chí về dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, Bộ đề xuất hướng đổi mới tuyển sinh đại học – cao đẳng: không thi mà dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ được cho là vẫn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém, chưa hiệu quả, gây bức xúc cho xã hội; đề thi chủ yếu coi trọng ghi nhớ kiến thức và ít kiểm tra được năng lực vận dụng; kết quả tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chỉ căn cứ duy nhất vào điểm thi, chưa công bằng đối với người học và còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với các môn khoa học xã hội; tình trạng quay cóp tài liệu, chép bài của nhau còn khá phổ biến.

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT), thường trực ban soạn thảo đề án cho rằng, thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ ở Việt Nam còn lạc hậu từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, sử dụng kết quả. Ở các nước, công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học phải gắn chặt với các đặc điểm của chương trình, sách giáo khoa, nhất là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông. 

Vì vậy, ban soạn thảo đề án đề xuất đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cụ thể, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục THPT theo hướng tăng cường phân hóa, định hướng nghề nghiệp, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa trên kết quả đánh giá cả quá trình về phẩm chất, năng lực của học sinh, kết hợp với kết quả đánh giá cuối cấp học. 

Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp), đề sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ thi môn Toán và Ngữ Văn.

"Các trường đại học, cao đẳng sẽ tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra (thi) thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường", ông Nhị nói và cho rằng, thay đổi này sẽ giảm sự cồng kềnh, tốn kém và đánh giá công bằng, trung thực hơn

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phân tích, về mặt lý thuyết, đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phải đi trước rồi mới đến đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho đề án này vẫn đang được làm đồng thời. Riêng môn Ngoại ngữ đã đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đang triển khai ở những nơi có đủ điều kiện.

"Chương trình hiện quá tải không phải do nhiều kiến thức hoặc cao quá. Nguyên nhân là do hiện chỉ có một bộ sách giáo khoa, người viết muốn đảm bảo tính khoa học thì trình bày các môn phải chặt chẽ, logic, nên một số kiến thức hàn lâm dù không thực sự cần thiết nhưng vẫn phải đưa vào", ông Hiển nói.

Mặt khác, chương trình bị cắt khúc, lớp trên - dưới và giữa các môn không liên thông với nhau nên một phần kiến thức bị thừa. Mục tiêu giáo dục là toàn diện, chưa chú ý đến tính phân hóa, học sinh học tất cả các môn như nhau, giáo viên coi trọng trang bị kiến thức nên cố gắng nhồi nhét khiến việc học trở nên nặng nề.

"Thiết kế chương trình đang gây quá tải. Các yếu tố như cơ sở vật chất thiếu, tính thực hành ít, đội ngũ giáo viên năng lực hạn chế, phương pháp dạy học lạc hậu cũng làm việc học nặng hơn. Trong đề án đổi mới, tính hàn lâm trong nội dung sẽ được cắt, các môn học sẽ được tích hợp, phân ra theo định hướng nghề nghiệp của các em", Thứ trưởng Hiển nói.

Như vậy, sau năm 2015, ngành giáo dục chỉ chọn một số môn cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống thường nhật. Số môn học sẽ giảm mạnh, mỗi học kỳ học sinh không học cùng lúc quá 8 môn. Cụ thể thay đổi như sau:

Cấp học Chương trình hiện hành Chương trình sau năm 2015
Tiểu học 11 môn học + 3 hoạt động 3 - 6 môn học + 4 hoạt động
THCS 13 môn học + 4 hoạt động 8 môn học + 4 hoạt động
THPT 13 môn học + 5 hoạt động 3 môn học bắt buộc, 3 môn tự chọn và 4 hoạt động (lớp 11 và 12).

Thứ trưởng Hiển cho biết, trong điều kiện linh hoạt hiện nay, Bộ sẽ phát huy tính tự chủ, giao lại quyền cho các cơ sở giáo dục và chỉ giám sát, quản lý về mặt nhà nước. Các trường được tự do về mặt học thuật, chỉ cần làm đúng theo hành lang pháp luật chứ không phải theo sự chỉ đạo của cấp trên để phát huy được tính tự chủ, sáng tạo.

“Theo nghĩa rộng thì toàn bộ đề án là đổi mới về quản lý. Bộ phân cấp quản lý đến từng cơ sở, không đưa ra những quy định chi tiết mà sẽ để các trường tự xoay xở”, Thứ trưởng Hiển cho hay.

Dự thảo trên đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Là một phụ huynh đang có con đang học THPT, cô Trang (Cầu Giấy) bày tỏ: “Cô thấy hình thức này cũng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, và chỉ riêng việc hướng đến giảm tải chương trình học cũng là một nỗ lực đáng hoan nghênh của những người làm giáo dục. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, liệu với tình hình nước ta đã phù hợp chưa? Cá nhân cô thấy rằng việc dựa vào kết quả học tập để đánh giá năng lực học sinh sẽ gây nên đặt nặng điểm số, tiêu cực trong kiểm tra… Cơ chế quản lí của chúng ta cũng chưa đủ tốt để có những đánh giá khách quan, thay đổi chương trình còn kéo theo viết lại sách, tổ chức lại mô hình học… Các em học sinh chưa quen tiếp cận với cách học chủ động, tự tìm tòi nên có lẽ dự định này của Bộ sẽ mất một thời gian rất dài để thực hiện.”


Liệu thay đổi này có phù hợp với tình hình hiện tại?

Các bạn teen đang đứng trước ngưỡng cửa đại học cũng có những cái nhìn riêng về điều này:

Goby (THPT Phạm Hồng Thái) nói: “Mình thích như vậy, vì dù thi ĐH hay không mình cũng vẫn phải đổ công sức để phục vụ yêu cầu trên lớp nhiều hơn cả mấy môn cần thi nên mình thấy vậy là hợp lý. Hơn nữa mình thích cách học trong chương trình mới và học kiểu này thì học sinh sẽ hứng thú hơn với việc học.”

Châu Chấu (THPT chuyên Sư Phạm): “Mình không đồng tình lắm, bỏ thi tốt nghiệp thì được nhưng đại học thì không nên. Phân loại học sinh ra chứ bỏ thi thì 12 năm cố gắng coi như đi tong. Thi đại học gần như là sự đánh giá , chọn lọc kiểm tra cho 12 năm học, nếu bỏ thì sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực.”

Nôbita (THPT Nguyễn Huệ – Ninh Bình): “Nếu có thể giảm 1 kỳ thi là bớt áp lực nhưng theo mình nên bỏ thi tốt nghiệp chứ không nên bỏ thi ĐH. Vì thi ĐH, CĐ giúp học sinh tập trung cho chuyên môn, khối thi của mình. Thi ĐH, CĐ tuy khó khăn nhưng có khả năng phân loại thí sinh cao hơn thi tốt nghiệp.”

Trịnh Diễm Quỳnh: ko thích vì nv bất công vs nhưngx ng phải dùi mài kinh sử để được vào 1 trg đại học mình mong muốn, và ko có thi đại học sẽ ko biết đc cảm giác học ôn thi là ntn? ko thấy đc sức nóng của mùa thi ra sao!

Đại học vốn là một kì thi căng thẳng nhưng bỏ đi chưa chắc đã tốt

 Cách đây không lâu, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT do tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 – 96%; kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng, tốn kém và cũng đã gây ra nhiều tranh cãi. Dự thảo lần này có thể nói là một nỗ lực của Bộ trong việc thay đổi nền giáo dục Việt Nam theo hướng tích cực –hội nhập hơn. Trên thế giới cũng đã có nhiều nước như : Mỹ, Anh, Úc, Canada … đã bỏ kỳ thi ĐH- CĐ. Việc lựa chọn sinh viên là do tiêu chí riêng của từng trường và ngành học chứ không thi chung như chúng ta. Ngoài ra, đất nước có nền giáo dục bậc nhất – Nhật Bản cũng đang dự định áp dụng thay đổi này. Với mục đích giảm áp lực thi cử chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch hủy bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.

Theo Báo Hoa Học Trò + Vnexpress

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Sau năm 2015, thi tốt nghiệp THPT còn 2 môn và bỏ thi Đại học

    Theo dự thảo mới nhất của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ còn 2 môn, kỳ thi đại học xóa bỏ, các trường tự tổ chức thi.

  • Đại học Cần Thơ mở thêm 7 ngành và 1 trường mới 2025

    Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?