Nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thức được giá trị của các hoạt động truyền thông và khẳng định thương hiệu với công chúng trong thời kỳ khủng hoảng, Viện QTKD - ĐH FPT và Khoa QTKD - ĐHQGHN thiết kế ra một chương trình đặc biệt dành cho các nhà quản lý Marketing, thương hiệu.
Tham gia khóa học, học viên sẽ được tiếp cận với nhiều bối cảnh và tình huống xử lí các vấn đề marketing, thương hiệu từ các doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn thế giới. Các tình huống được chọn lựa kĩ lưỡng từ kho các nghiên cứu điển hình của các trường đào tạo quản trị kinh doanh danh tiếng như Harvard, Standford, đặc biệt gồm cả những tình huống từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Khủng hoảng kinh tế và một góc nhìn khác về quản trị thương hiệu
Có rất nhiều cách hiểu và cách làm khác nhau, nhưng xây dựng và quản trị thương hiệu luôn luôn là một thách thức lớn đòi hỏi những nhà quản trị phải có những hiểu biết sâu sắc về xây dựng và quản trị thương hiệu.
“Nhiều nhà quản trị nghĩ rằng, xây dựng và quản trị thương hiệu đơn giản là quảng cáo, nhưng chắc chắn quảng cáo không phải là cách duy nhất để tạo dựng một thương hiệu, quảng cáo có lẽ chỉ là cách đắt nhất thôi”, ông Phạm Quang Vinh, giám đốc Công ty Pham & Partners, đối tác đại diện tại Việt Nam của Interbrand - công ty tư vấn hàng đầu thế giới về quản trị thương hiệu, nhận xét.
Làm mới thông điệp truyền thông
Trong thời kỳ khủng hoảng và nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, thông điệp truyền thông cần dựa trên yếu tố cơ bản của những lợi ích mang tính chức năng thiết thực của đối tượng khách hàng. Bởi, trong thời kỳ khó khăn, người tiêu dùng sẽ hy sinh những giá trị cảm xúc để ưu tiên cho những giá trị mang tính chức năng như giá cả sản phẩm, sự thuận tiện...,xay
Xây dựng thương hiệu từ bên trong
Trong nhiều doanh nghiệp, sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng Marketing đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng nhưng bộ phận thực hiện không thể đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện. Hoặc khi khách hàng có khiếu nại thì các bộ phận đổ lỗi cho nhau, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!