Kinh nghiệm ôn thi ĐGNL từ 800+ đợt 1 lên 900+ đợt 2

Mình đã học như thế nào để đạt được 900 thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM? ĐGNL là kỳ thi phải học dàn trải tất cả các môn. Môn nào cũng phải học. Dưới đây mình sẽ chia sẻ cách mình đã ôn các môn “khó nhai” đối với mình.

Mới hôm nào còn học sấp mặt thế mà giờ mình đã trở thành sinh viên năm nhất đại học. Tính ra, ĐGNL đã mở cho mình khi ấy một cánh cửa mới. Đúng ra, quá trình ôn tập của mình cũng “quằn” lắm, giờ lên bờ thành công rồi nên muốn viết vài dòng chia sẻ kinh nghiệm ôn thi cho các bạn. Mong nó giúp được ít nhiều cho mọi người nhé!

Giới thiệu nha: mình là một đứa “học lệch chính hiệu” và chỉ mới biết đến kỳ thi ĐGNL vào đầu hè lớp 12. Lúc thi đợt I, mình chưa có kinh nghiệm lắm, cũng không chuẩn bị tài liệu ôn tập gì, chỉ tập trung vào ba môn trong khối thi THPT nên chỉ được 800+ thôi. Qua đợt 2 nhờ có sự trải nghiệm và kế hoạch ôn tập cụ thể hơn, mình đã đạt được số điểm 943+, tuy không quá cao nhưng với riêng mình, mình hài lòng.

VẬY THÌ MÌNH ĐÃ HỌC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỐ ĐIỂM ẤY?

1. Cố gắng tập trung nghe giảng trên lớp và làm đầy đủ bài tập về nhà, nhất là môn học lệch

Trước kia mình xem các tips ôn thi mà trong đó có “đọc SGK, nghe thầy cô giảng” là mình ngán ngẩm lắm, toàn lý thuyết cả thôi. Dĩ nhiên là “tuổi trẻ hay ra dẻ” nên chưa chịu nghe. Nên vào phòng thi đợt 1, mình nhận “quả táo” liền.

Vì bỏ bê các môn không phải khối thi, khi bước vào phòng thi gặp nhiều câu từ Hóa, Lí đến Sinh rất quen rất dễ nhưng không biết cách làm mình thật sự rất hối hận luôn , hối hận vì ước gì mình chịu khó bỏ một chút thời gian tập trung nghe giảng và làm bài tập là được rồi.

Rút kinh nghiệm liền:

-  Tập trung nghe giảng trên lớp và làm BT để nắm chắc KT, bởi qua hai đợt thi, mình nhận thấy đây là kỳ thi đòi hỏi kiến thức rộng và nhiều chứ không quá nâng cao.

-  Cần take note những kiến thức quan trọng, làm thêm BT những môn không thuộc khối thi, môn học lệch

Tin mình đi, chỉ cần tập trung nghe và làm bài tập một chút (cơ bản cũng được, không cần phải là những bài nâng cao), đến lúc vào phòng thi và gặp lại các kiến thức ấy, các bạn sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn bản thân lúc trước đấy.

2. Chất lượng hơn số lượng:

Lúc ôn thi đợt 1, mình cứ nghĩ giải nhiều đề thì điểm sẽ ổn, nhưng kết quả thi thật không cao, bởi kiến thức ĐGNL rất rộng trong khi mình chỉ ôn những kiến thức trong các đề. Qua đợt 2, mình thay đổi phương pháp, dành nhiều thời gian để bù đắp kiến thức hơn giải đề, kết quả lại vượt mong đợi luôn.

Giải đề cũng tốt, nó giúp bạn làm quen với đề, tập quen áp lực phòng thi nhưng đừng cứ chăm chăm giải đề và chỉ biết kiến thức trong đề nhé.

3. Tìm tài liệu chất lượng:

Tài liệu trên mạng rất nhiều và việc tìm ra tài liệu chất lượng cần nhiều thời gian. Bản thân là một người khá cầu toàn nên nếu phát hiện ra lỗi sai trong tài liệu, mình sẽ dừng ngay và không học nữa. Đây là những tài liệu mình thật sự tin tưởng lúc ôn thi:

-  Các tài liệu trên lớp

-  Đề minh họa ĐGNL các năm: mọi người nên bám sát và luyện các dạng nhé, qua 2 đợt mình thấy format đề chính thức rất giống đề minh họa luôn ấy

-  Các tài liệu free mà mình sưu tầm được từ các nhóm (nhớ chọn có chắt lọc nha)

-  Chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Vua Tiếng Việt, những lúc giải lao vừa được thư giãn mà vẫn học được kiến thức thì còn gì bằng nhỉ.

4. Tìm cho mình chiến lược học, thời gian ôn tập phù hợp và kiên trì theo đuổi mục tiêu:

ĐGNL là kỳ thi phải học dàn trải tất cả các môn. Môn nào cũng phải học. Dưới đây mình sẽ chia sẻ cách mình đã ôn các môn “khó nhai” đối với mình.

Slogan: Học, học trên lớp - làm BT, tự kiếm tài liệu học thêm.

Hóa học: mình thường xem các video Youtube về các thí nghiệm để dễ nhớ hơn (kênh Youtube mình yêu thích: “Mr.Skeleton Thí Nghiệm”) sau đó sử dụng thẻ Flashcard hoặc “Quizziz” luyện tập nhiều lần. Ngoài ra, app “Manabie” cũng là một trợ thủ đắc lực của mình với những video hoạt hình ngắn dễ hiểu kèm bài tập trắc nghiệm vận dụng sau khi học xong. Vì kiến thức trong đề thi ĐGNL không giới hạn, mình ôn lại kiến thức lớp 10, 11 và xem các chuyên đề “Thí nghiệm” ôn thi THPT vì phần này hay ra, với lại một số tài liệu mình có được từ khóa ôn của nhóm, có vài phần hóa hay cực, đáng học lắm nhé!

Sinh học: Đây rồi, môn học mà mình cảm thấy “khó xơi” nhất, nhưng lại chiếm khá nhiều điểm trong ĐGNL. Để có thể lấy lại gốc Sinh, mình đã xem khá nhiều video; làm các câu cơ bản trong đề THPT các năm; cmt các bài tập trắc nghiệm nhỏ trong nhóm để củng cố kiến thức. Lúc ôn Sinh mình cũng hay dùng Quizziz để ôn bài, vừa nhanh vừa tiện mọi người ạ. Quả thật khi vào phòng thi mình làm được nhiều câu Sinh hẳn.

Nhờ quá trình ôn tập chăm chỉ, phần Hóa và Sinh cơ bản đa số mình giải quyết khá ổn, dĩ nhiên đây là môn mình không giỏi lắm nên mình cũng bó tay nhiều chỗ, có điều mình giải quyết nó ổn hơn mình nghĩ.

Lịch sử, Địa lý:

Đối với Sử, mình hay xem Youtube để dễ nhớ hơn thay vì học thuộc đơn thuần (kênh Youtube mình yêu thích: EZ Sử), để ghi nhớ các năm và sự kiện, mình sẽ vạch sơ đồ đường thẳng để dễ nhớ hơn và ôn luyện hằng ngày (kiến thức Lịch Sử theo mình thấy không quá khó nhưng cần có trí nhớ tốt để không nhầm lẫn các sự kiện với nhau, vậy nên các bạn nên kiên trì ôn tập thường xuyên nhé).

Còn Địa Lý thì để nhớ các dạng địa hình và đặc điểm như ĐB SCL như nào, ĐB SH ra sao…mình thường xem ảnh Google, video Youtube, thậm chí bật cả Google Map chế độ địa hình để dễ nhớ hơn. Địa Lý nếu có những câu liên quan đến dùng Atlat thì ez game rồi, có điều cũng đừng chủ quan, nên nghiên cứu cách dùng atlat nhé.

Đọc hiểu Sử Địa thường được nhận định là khá dễ, các bạn nên tranh thủ làm trước (lúc phát đề giám thị sẽ yêu cầu lật giấy thi xuống, nhưng vẫn thấy đề Sử, Địa, do đó các bạn nên tranh thủ khoảng thời gian này để suy nghĩ sau đó nhớ đáp án để khoanh ngay, tiết kiệm thời gian giải quyết các phần khác).

Đối với các dạng bài Tư duy logic chiếm khá nhiều điểm trong đề thi, luyện tập hằng ngày sẽ giúp tăng phản xạ. Tin mình đi, bạn sẽ vô cùng hãnh diện về bản thân khi có thể giải quyết nhanh gọn bất kì dạng bài Logic nào đấy.

Cuối cùng, mình chỉ muốn nói rằng mình biết quá trình ôn thi ĐGNL đôi lúc rất nản, rất áp lực, mình cũng từng hoài nghi về bản thân rất nhiều vì những con điểm trong những lần giải đề và đôi lúc chỉ muốn dừng lại. Nhưng tin mình đi, đường đến đích gần lắm rồi, chỉ cần cố gắng một tí nữa thôi, với niềm tin mãnh liệt và sự kiên trì đến cùng, chúng ta sẽ vỡ òa với công sức mình đã bỏ ra. Chúc cho các bạn sẽ ôn thi thật hiệu quả, giữ gìn sức khỏe thật tốt và chiến hết mình để đạt được số điểm mong ước nha 

Cre: Hiền Nhi/Tổng hợp: Tuyensinh247

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Đại học Cần Thơ mở thêm 7 ngành và 1 trường mới 2025

    Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?