Sau 2015, bậc THPT chỉ còn 7 môn học?Theo đề xuất, sách giáo khoa sau năm 2015 thay đổi bởi sự tích hợp. Bậc THPT có thể giảm môn học xuống 7, nhưng khối lượng kiến thức giảm hay không lại là câu chuyện khác. Hiện nay thực trạng giáo giục Việt Nam còn nhiều yếu điểm nghiên trọng, đặc biệt về vấn đề sách giáo khoa. Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, các chuyên gia giáo dục rất chú trọng đến việc thảo luận, để tìm ra con đường đi của chương trình và sách giáo khoa Việt Nam sau 2015.
SGK tích hợp ra đời? Một trong những nội dung quan trọng nhận được nhiều ý kiến bàn luận sôi nổi của các chuyên gia trong hội thảo đó là chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 có sẽ tăng cường các môn học tích hợp. GS Đinh Quang Báo trong bài tham luận của mình đã phân tích: Giáo dục tích hợp trong chương trình này không đơn giản coi là một phương pháp dạy học, mà là hình thành ở học sinh nội dung tri thức, năng lực tích hợp khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề khoa học hay vấn đề thực tiễn, đời sống. Giáo sư đưa ra nhận định có thể sẽ tích hợp môn Lịch sử, Giáo dục Công dân và Địa lý thành môn khoa học xã hội; hay tích hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trở thành môn khoa học tự nhiên. Việc làm này không được coi là tăng tải và cũng không được làm quá tải chương trình. Mặc dù vậy, quan điểm này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia tham dự Hội thảo. Cô Đỗ Thị Minh Đức (Khoa Địa lý - ĐH Sư phạm Hà Nội) không đồng tình với cách làm trên và đưa ra những ví dụ thực tế các giáo viên giảng dạy phổ thông ở các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, họ chỉ mong được ra khỏi tích hợp. Theo cô, áp dụng mô hình này, cả giáo viên và học sinh đều rất mệt mỏi: “Tôi cho rằng kiến thức của riêng môn Địa lý đã rất dài, rất nhiều, như vậy mà còn phải dạy tích hợp thêm môn Sử, Giáo dục công dân nữa sẽ rất đau khổ”. Cô Đỗ Thị Minh Đức cũng rất lo lắng liệu rằng môn Địa lý có bị tích hợp không và đề nghị không nên làm. Ngoài ra, theo GS Đinh Quang Báo (thành viên Ban soạn thảo Đề án Cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa) chia sẻ: “Sau năm 2015, hệ thống chương trình giáo dục phổ thông sẽ giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn”. Mục tiêu của dự thảo này là không phải giảm tải, cắt giảm chương trình đơn thuần mà giảm để tích hợp tốt hơn. Học sinh thu nạp được lượng tri thức rộng hơn, sâu hơn, nhiều hơn. Cụ thể: Cấp Tiểu học hiện hành có 11 môn học và 3 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 5 môn học và 4 hoạt động giáo dục; cấp THCS hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 10 môn học và 3 hoạt động giáo dục. Đối với lớp 10 của THPT hiện hành có 13 môn học và 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 11 môn học với 2 hoặc 3 chủ đề tự chọn và 3 hoạt động giáo dục, lớp 11 và lớp 12 hiện hành có 13 môn học với 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 còn 4 môn học (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và 3 môn học tự chọn bắt buộc, 3 hoạt động giáo dục. Chương trình và SGK tập trung phát triển năng lực của học sinh Về vấn đề này, các ý kiến đưa ra tại hội thảo đều đống ý nên thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực của học sinh. GS Đinh Quang Báo cho biết: Giai đoạn sau 2015 theo định hướng phát triển năng lực, người học cần phải được trang bị năng lực học tập chung, cơ bản như năng lực tư duy; năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức), xử lý thông tin; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. Ông Đỗ Đình Hoàn (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng giáo dục ở phổ thông sau 2015 cần cân đối giữa “dạy chữ” và “dạy người”; trên cơ sở đó tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân của học sinh. Tuy nhiên, thay đổi chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực cần phải dựa trên các tiêu chí nào? Bởi mỗi môi trường giáo dục lại có những đặc điểm riêng và mỗi học sinh lại cần trạng bị các các năng lực riêng biệt. Ông Đỗ Tiến Đạt - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: "Khi xây dựng chương trình GDPT, cần xây dựng chuẩn của từng môn học (xuyên suốt theo chiều dọc từ lớp dưới đến lớp trên) và chuẩn theo từng lĩnh vực, từng nhóm môn học có trong mỗi lớp học". "Ngoài ra, nhà trường không thể đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của cá nhân người học, của gia đình và xã hội, chỉ có thể cung cấp cho người học những tri thức nền tảng của học vấn phổ thông (hạt nhân của học vấn phổ thông). Do đó, cần góp phần xác định hạt nhân của học vấn phổ thông, xác định những lĩnh vực học tập cốt lõi", ông Đạt phân tích. Chia sẻ tại buổi hội thảo, GS Nguyễn Viết Thịnh (ĐH Sư phạm Hà Nội) lại cho rằng: “Thực tế nhiều năm qua các môn học đã được thiết kế dựa trên năng lực học sinh như tiếng Anh, thể dục, nghệ thuật. Muốn theo những quốc gia như Singapore, dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép”. Còn theo GS Đinh Quang Báo, chương trình và sách giáo khoa Việt Nam nên thay đổi theo hướng Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một chương trình chuẩn, còn học sách giáo khoa nào do chính giáo viên và học sinh lựa chọn, miễn sao đạt được yêu cầu mà Bộ đưa ra. An Hoàng Theo Infone DÀNH CHO 2K10 - LỘ TRÌNH ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM 2025!
Tham khảo Khoá học lớp 9 - Lộ trình UP10 tại Tuyensinh247: - Đa dạng hình thức học: Học live tương tác, học qua bài giảng quay sẵn - Ôn thi vào 10 - Luyện đề vào 10 - Bộ 10.000+ câu hỏi, 500+ bài giảng, 300+ đề thi bám sát sườn cấu trúc đề thi từng tỉnh Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi đại học và thi tốt nghiệp từ 2015
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Việc đổi mới giáo dục phổ thông là rất cần thiết và để thực hiện tốt việc đổi mới thì nên đưa kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh thành môn học bắt buộc.
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.