(Tuyensinh247.com) Sau mỗi kỳ thi đại học và cao đẳng hàng năm đã có những niềm vui tột cùng của những người trúng tuyển vào đại học, nhưng có đi kèm luôn có những nỗi buồn và đau khổ của những người trượt ở kỳ thi này.
Cổng đại học chỉ là một con đường trong muôn vàn con đường bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng xã hội chúng ta tự đẩy lên nó quá quan trọng vì vậy nó gây lên áp lực cho nhiều thí sinh và người thân của các bạn.
Chúng ta cũng đã biết sau mỗi đợt thi vì áp lực mà đã "nghiền nát" những thần kinh yếu đuối cho rằng mình thi trượt thì con người mình thật dốt, thật ngu, thật xấu hổ với mọi người dường như trượt đại học là mọi thứ coi như khép lại. Và có trường hợp suy sụp quá mà trở lên tâm thần, tìm đến cái chết.
Có những người vào đại học sau 04, 05 năm ước chi mình học cái nghề gì thì tốt hơn, ước chi mình chọn lại ngành học bởi khi thi đại học họ thi bởi sự sĩ diện, muốn thể hiện mình chứng tỏ đẳng cấp của mình phải thi vào trường danh tiếng, khoa cao điểm, muốn thi vào ngành nào đó thấp điểm nhất để miễn là vào được trường ĐẠI HỌC và đôi khi muốn chiều theo ý cha mẹ.... Và đôi khi có những bạn khi vào đại học nghĩ rằng chỉ cần ra trường có tấm bằng ĐẠI HỌC là được mà quên mất một điều cần có kiến thức gì trong đầu.
Tất cả suy nghĩ và hành động trên đều xuất phát bởi sự sỹ diện, cuộc sống tồn tại bởi suy nghĩ của người khác thì có thể bạn vượt qua kỳ thi này nhưng cuộc sống còn nhiều " kỳ thi" khác mà các bạn vẫn giao cuộc sống mình bởi suy nghĩ người khác thì các bạn sẽ không bao giờ tìm được chính mình.
Thật sai khi ai đó lấy mỗi kỳ thi để đánh giá một con người, bởi con người sinh ra ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu và điều quan trọng là nhiều người chưa nhận thấy điểm mạnh của mình. Nếu bạn thất bại ở kỳ thi thì có 2 việc bạn cần suy nghĩ là bạn làm chưa tốt lần này, kém may mắn mình sẽ cố gẳng lần sau hoặc phải bạn nhìn nhận thực tế rằng mình nên chọn một một con đường khác phù hợp với khả năng của mình và phù hợp điểm mạnh của mình như học một nghề kỹ sư sửa chữa ô tô, máy lạnh, sửa chữa điện thoại, học thợ hàn, học thiết kế thời trang, thiết kế tạo mẫu tóc, học nấu ăn (biết đâu bạn trở thành vua đầu bếp :)) hoặc bạn có thể vừa học vừa làm ... có rất nhiều nghề mà xã hội đang cần tài năng của bạn và bạn sẽ cho mọi người thấy ai cũng có điểm mạnh riêng. Và vì lý do ai cũng chọn học đại học, cao đẳng vì thế Việt Nam mình thừa thầy (thừa người học nhiều chữ) thiếu thợ (thiếu những người có tay nghề chuyên môn trong công việc)
Có những người đã tìm còn đường riêng như học nghề, học cao đẳng, học trung cấp, hoặc đi buôn nhưng cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều và có những người cực kỳ thành công bởi không phải họ không học mà họ học từ cuộc sống, học từ vấp ngã, học từ những người xung quanh, từ thực tế và nhiều người đã cho người khác thấy sự kính trọng bởi khát khao tự học của mình (học sách, báo, internet...)
Và tất nhiên ở đây chúng ta không phủ nhận con đường đại học nhưng không ít bạn có những suy nghĩ trên cần thức tỉnh nếu bước vào đại học. Và cho dù bạn chọn con đường nào hãy luôn nhớ học là chúng ta đừng trở lên nô lệ của bằng cấp, của sự sĩ diện, của ý thích của người khác mà quên đi mình phải là chủ, bạn cần lắng nghe bản thân để biết điều gì phù hợp với bạn. Hạnh phúc và thành công trong tay bạn chứ không phải ở người khác, Chúc các bạn tự tin và thành công với con đường mình chọn.
Xin khép lại chia sẻ này về gương những người thất bại ở con đường vào đại học hoặc bỏ con đường đại học lắng nghe theo tiếng gọi từ bản thân và họ là gương của những người biết làm chủ bản thân mình mà vượt qua sự xấu hổ, sự sĩ diện hay quan niệm sống người khác và xã hội.
Một Đoàn Nguyên Đức chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh gia lai, Người mua máy bay cá nhân đầu tiên ở Việt Nam từng nói "Chính vì thi rớt đại học, tôi lại thành đạt như bây giờ" và các bạn biết không bác Đức không phải trượt 1 lần mà bác trượt 4 lần.
Một Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định bỏ dở đại học y khoa để thực hiện ước mơ kinh doanh và đó là quyết định mà tạo ra thương hiệu cafe Trung Nguyên nổi tiếng Việt Nam và trên toàn thế giới.
Admin of Tuyensinh247.com
Cùng cảm nhận ý kiến của thành viên khi đọc xong bài viết: Xem Tại đây
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!