Hai học sinh lớp 7B trường THCS Hoằng Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã bị chết đuối khi chiếc chòi cá bị lật vô cùng thương tâm
Tan trường, Nguyễn Tuấn Vũ đạp xe thật nhanh trở về nhà với gương vẻ mặt nặng trĩu, đầy ưu tư. Cậu học sinh lớp 7B trường THCS Hoằng Trung - người chứng kiến sự việc vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của đôi bạn cùng lớp.
Vũ kể lại: “Vào chiều ngày 29/10, khi nghe thầy giáo dạy toán cho nghỉ học vì nhà thầy có người nhà mất, thầy phải về lo hậu sự. Các bạn em cùng rủ nhau về nhà em chơi, lúc đó bố mẹ em đều đi vắng. Thoáng nhìn thấy chiếc chòi cá nằm cạnh bờ ao, mấy bạn kéo nhau ra ngoài bờ ao để lên chòi chơi. Nhưng chỉ được một lúc thì chòi bị lật”.
Chiếc chòi cá rộng khoảng 6m2 phía dưới đáy chòi ghép bằng luồng, bên mái trên lợp bằng tôn lạnh. Đây là phương tiện để mà anh Nguyễn Khánh Trình ( bốVũ) dùng để cho cá ăn hàng ngày. Vì sức chứa, chịu tải kém và mất cân bằng, khiến chòi nhanh chóng bị lật úp dưới ao: “Thấy chòi đặt nổi trên ao, các bạn liền chạy ra chòi để xem, lúc đó em nhớ có khoảng 9 bạn ra chơi, nhưng có vài bạn đứng trên bờ sợ không dám xuống. Vì phát hiện chòi cá chỉ cài then cửa bên ngoài nên bạn Anh và Trường đã cùng nhau chui vào chòi để chơi. Do mất thăng bằng nên chòi cá chao đảo liên tục và lật xuống ao nhấn chìm cả 2 bạn ấy”, Vũ nhớ lại.
Thời điểm chòi lật cũng là lúc trên chòi cá còn lại khoảng 5 học sinh, tuy nhiên, do nhanh chân, 3 em đứng bên ngoài đã may mắn thoát nạn. Vì ngồi sâu trong lán chòi nên khi chòi lật Lê Văn Anh và Lê Xuân Trường đã gặp nạn.
Chưa hết bàng hoàng trước sự việc vừa diễn ra, Vũ kể tiếp: “Khi chòi lật, cả 3 bạn đứng bên ngoài đều bị rơi xuống nước. Khi đó em đứng trên bờ, một tay bám thành ao, một tay kéo các bạn bị rơi xuống ao lên. Còn 2 bạn Anh và Trường ngồi trong chòi nên em không làm được gì”.
Vì quá hốt hoảng trước sự việc xảy ra, nhiều học sinh còn lại đã nhanh chân lên bờ và chạy đi tìm người cứu 2 học sinh đang còn mắc kẹt.
Tuy nhiên vì nước vào nhanh và đột ngột khiến chòi cá nhanh chóng chìm dưới ao (ao có sâu khoảng 3m, điểm gần bờ sâu khoảng hơn 1m), đồng thời nhấn chìm 2 học sinh nói trên.
Được biết, em Lê Văn Anh được sinh ra trong gia đình thuần nông, gia đình em rất khó khăn, nhà có hai anh em trai, Anh là con trai đầu và em trai nhỏ (4 tuổi).
Còn em Lê Xuân Trường, bố làm nghề thợ mộc, mẹ làm ruộng, nhà có hai anh em trai, Trường là con út, anh trai của Trường đang là sinh viên đại học.
“Nhìn đứa nào đứa nấy mà đau xót lắm!”
Nghe tiếng kêu cứu thất thanh người dân xung quanh đã tập trung đến và chòi lên để cứu hai đứa trẻ đang mắc kẹt trong chòi. Nhưng vì chòi làm toàn bộ bằng mái tôn, tiết diện nhỏ và nặng nên khoảng 30 phút người dân mới đưa được 2 đứa nhỏ đưa lên bờ.
“Lúc đó nghe tiếng hét từ bên nhà hàng xóm, tôi nhanh chân chạy về để xem sự thể thế nào? Đúng lúc đó nghe mấy đứa báo lại trong chòi còn 2 đứa trẻ, tôi hoảng hồn gọi mọi người xung quanh đến giúp. Không lâu sau đó, tôi cùng một số anh em tập chung lặn xuống dưới để nâng chòi nhô lên mặt nước, mong cứu được 2 đứa trẻ bên phía trong”, anh Nguyễn Khánh Trình, người trực tiếp cứu vớt 2 học sinh bị đuối nước thuật lại sự việc.
Chiếc chòi cá gây ra cái chết thương tâm của 2 học sinh
“Còn nước còn tát”, ngay khi đưa 2 học sinh xấu số lên bờ, nhiều người dân đã cố gắng sơ cứu để cứu sinh mạng hai học sinh. Nhưng vì bị đuối nước lâu nên 2 em đã không qua khỏi: “ Lúc tôi vác chúng lên vai, da thịt chúng đang còn mềm lắm! Tôi vừa chạy, trong thâm tâm vừa cầu mong các cháu qua khỏi. Nhưng chỉ chạy được một đoạn ngắn thấy thằng Anh đã không có biểu hiện gì của sự sống. Khi đó tôi đoán rằng các cháu đã tắt thở”, anh Trình đau đớn kể lại. Anh Trình đau xót kể lại khoảnh khắc 2 đứa trẻ bị ngạt nước và chết đuối: “nhìn đứa nào đứa nấy mà đau xót lắm các chú ơi! Lúc đưa được chúng lên bờ thì đứa nào đứa nấy bị ngạt nước và tắt thở. Chúng nằm bất động trên chiếu, mặt đứa nào đứa nấy đã nhợt nhạt”.
Ngay sau khi sự việc diễn ra, gia đình nạn nhân đã có mặt tại hiện trường để đưa thi thể 2 em học sinh về gia đình an tang. Tiếng khóc ai oán, vật vã của người thân và những người chứng kiến sự việc đau lòng trên càng khiến xóm nghèo trở nên thảm đạm hơn.
Trong tâm trạng rối bời và bứt rứt trước cái chết của 2 cháu bé, anh Trình chua xót: “lúc đó nếu tôi có ở nhà thì sự việc có lẽ không đến mức như vậy. Nếu lũ trẻ không hiếu kỳ ra chòi chơi thì sự việc đâu đến mức như thế”.
Ngay sau khi sự việc diễn ra, chính quyền xã Hoằng Trung đã phối hợp với Hội chữ thập đỏ của huyện Hoằng Hóa đã đến động viên thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình có nạn nhân xấu số.
Sự việc đau lòng trên buộc những người có liên quan phải nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả từ mô hình lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Chỉ có điều, bài học đó phải đánh đổi một một cái giá quá đắt.
Theo Thethaohangngay
Ngày 31/10 báo chí Trung Quốc đã đưa tin vụ việc học sinh 10 tuổi bị giáo viên bắt viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của giáo viên đã nhảy từ tầng 30 xuống và tử vong sau đó.
Tai nạn thương tâm của học sinh lớp 1 đã xảy ra vào chiều 1/11 khi ông nội vừa đưa bé đến cổng trường thì bị xe tải cán chết.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.