Tài chính – Ngân hàng là ngành có mức điểm trúng tuyển hàng năm tương đối cao. Ở các trường tốp đầu, thí sinh phải đạt trên 8 điểm mỗi môn mới có thể giành được suất đỗ vào ngành này.
- Khu vực phía Bắc: Những trường dẫn đầu về đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng là Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính,… Điểm chuẩn ngành này ở các trường đều từ 25 trở lên. Đặc biệt, năm 2020, điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường ĐH Ngoại thương là 27,65 điểm. Như vậy, nhiều thí sinh đạt trung bình 9 điểm/ môn vẫn có nguy cơ không đỗ vào ngành này.
- Khu vực phía Nam, những trường có mức điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng khá cao, trên 25 điểm có Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM),… Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng có điểm chuẩn tương đối cao.
- Mức điểm 20 - 24 điểm: Nếu thí sinh không đạt được mức trên, vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Viện ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM. Mức điểm chuẩn vào ngành Tài chính – Ngân hàng các trường này dao động ở mức 20 - 24 điểm.
- Dưới 20 điểm: Với những thí sinh đạt mức điểm thi dưới 20, thí sinh có thể cân nhắc đăng ký vào ngành này tại các trường như ĐH Điện lực, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế hay ĐH Vinh.
Điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng năm 2020:
Ngành Tài chính – Ngân hàng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở các khối A00, A01 và D01. Điểm khối A00, A01, D01 năm 2021 như thế nào?
- Khối A00:
Thống kê cho thấy khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29;
Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 1608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 6718 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
- Khối A01:
Có 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.
- Khối D01:
Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.
Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 5184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
Thí sinh tham khảo điểm chuẩn năm trước để cân nhắc các nguyện vọng của mình.
Lưu ý: Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học: Từ ngày 29/8 đến 17h ngày 5/9 (chỉ được điều chỉnh trực tuyến); điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực (thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ).
>>> XEM ĐIỂM CHUẨN CỦA HƠN 300 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN CẢ NƯỚC TẠI ĐÂY
Theo Vietnamnet
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.