Sinh viên hiện nay ngoài những mặt tích cực hoạt động xã hội thì cũng có không ít những điểm xấu, thói quen xấu như ngủ nướng, giờ giấc cao su, nghiện mạng xã hội...
1. Nghiện mạng xã hội
Đa số sinh viên đều bị chứng “nghiện mạng xã hội” ngốn khá nhiều thời gian. Nhiều bạn ngồi hàng giờ trước máy tính, hay điện thoại để lưới facebook, yahoo… điều nghiêm trọng là nhiều bạn cảm thấy rất khó chịu khi không được vào mạng xã hội. Có bạn còn thức thâu đêm để online và ngủ bù vào ban ngày.
Chính vì lướt mạng xã hội mà rất nhiều vấn bạn đã mắc các chứng bệnh của mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị, trong khi thời học sinh học nhiều nhưng chưa chắc đã bị cận.
2. Lười đọc sách
Lười đọc sách là thói quen của đa số giới trẻ hiện nay đặc biệt là sinh viên. Nhiều bạn mỗi khi đến kì thì chỉ photo mỗi bản đề cương còn sách thì hầu như không đụng đến.
Đặc biệt không chỉ lười đọc sách liên quan đến các chuyên ngành học thì hầu như sách của các lĩnh vực khác các bạn cũng ít khi động đến. Nguyên nhân là do có quá nhiều điều khác hấp dẫn hơn là film, mạng xã hội, các cuộc vui chơi với bạn bè.
3. Ngủ nướng
Sinh viên là người ngủ nướng nhiều nhất lí do đơn giản là có nhiều thời gian rảnh rỗi. Đa số các bạn học một buổi thì dành hẳn buổi còn lại để ngủ. Những bạn học chiều thì ngủ đến 10-11h mới dậy, chuẩn bị ăn trưa rồi đi học luôn, nhiều bạn cho rằng như vậy sẽ tiết kiệm được một bữa, tuy nhiên điều này thực sự không tốt cho dạ dày một chút nào.
Ngủ nướng là 1 trong những thói quen khỏ bỏ của sinh viên
Theo các nhà khoa học thì ngủ ngày 8h là đủ, khi đó đầu óc sẽ thoải mái và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên đa số sinh viên thường ngủ 10-15 tiếng một ngày có tác dụng ngược lại, nó không làm bạn trở nên minh mẫn mà làm bạn trở nên chậm chạp hơn.
Có ý kiến cho rằng người Việt ít khi chủ động bắt chuyện, không thích trò chuyện với người lạ. Họ sẵn sàng bỏ qua nhiều cơ hội để làm quen, sinh viên cũng vậy.
Thiếu tự tin khiến sinh viên không phát huy sáng tạo cá nhân. Sẵn sàng đi theo lối mòn có sẵn, nhất là trong học tập. Đó là điều đáng phê phán.
Giảng viên giảng bài, phía dưới sinh viên nói chuyện riêng. Lúc giảng viên dành thời gian cho sinh viên thảo luận, phát biểu ý kiến thì… ngồi im. Một thực tế là sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đại học mà còn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết chép chính tả.
Vì thiếu tự tin mà không ít sinh viên ta khi tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài bị “cứng lưỡi” không thốt được từ nào tử tế. May ra chỉ bi bô vài câu giới thiệu họ tên, quê quán, chỉ đường cho khách tây là cùng. Dẫu rằng thâm niên học ngoại ngữ của các bạn đâu phải tính tứng ngày mà phải mất 3 năm, 5 năm, có nơi 7 năm. Lý giải cho sự “không nói được” là vì run quá!!!
5. Lười tập thể dục
Chúng ta không lạ gì khi đi tập thể dục buổi sáng chỉ gặp những người già hoặc trung niên, còn sinh viên thì hầu như không hề có. Đơn giả là thời gian đó các bạn đang chìm trong giấc mộng.
Do nghĩ mình còn trẻ, có sức khỏe nên các bạn sinh viên không để ý đến sức khỏe của mình, tuy nhiên có thể các bạn sẽ phải hối hận khi về già.
6. Không học ngoại ngữ
Rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam hiện nay đều cảm thấy sợ khi nhắc đến ngoại ngữ. Tuy yếu về ngoại ngữ nhưng các bạn sinh viên lại rất lười học. Khi được hỏi tại sao không học thì một điều đáng ngạc nhiên các bạn lại thường trả lời là không có thời gian. Trong khi sinh viên lại là người có nhiều thời gian nhất.
Sinh viên đi học không đúng giờ tràn lan
7.
Mới đây đất nước xinh đẹp Peru mở một chiến dịch “chống lại giờ cao su”, họ cho rằng đây là thói xấu ảnh hưởng tới công việc và năng suất lao động.
Ở nước ta thói quen xấu này không chỉ hình thành nơi công sở, cơ quan Nhà Nước mà ngay cả tầng lớp sinh viên tri thức cũng bị… dính.
Giờ học chính thức từ 7 giờ thì hơn 7 giờ sinh viên mới có mặt. Không biết ai chờ ai nhưng thực tế ở một số giảng đường thầy giáo “chờ” sinh viên là chuyện có thật 99,9%.
Theo Thethaohangngay
Trên giảng đường đại học, có rất nhiều kiểu sinh viên và 16 kiểu sinh viên điển hình đảm bảo đều có trong những trường đại học như những người học ít nhưng điểm cao chót vót hay những anh chàng biết tuốt cái gì cũng biết
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!