8 điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý khi xét tuyển vào nhóm trường GXVì đây là năm đầu tiên có hình thức theo nhóm nên học sinh cần chú ý 8 điểm đặc biệt học sinh khi muốn xét tuyển vào các trường sử dụng hình thức theo nhóm cần phải lưu ý và đọc kỹ tránh làm sai ảnh hưởng tơi quyền lợi. Mùa tuyển sinh năm 2016, lần đầu tiên xuất hiện hình thức tuyển sinh chung theo nhóm trường. Cụ thể, 10 trường đại học hàng đầu khu vực phía Bắc, gọi là nhóm trường GX, sẽ “nắm tay” cùng sử dụng chung phần mềm tuyển sinh, xét tuyển chung thay vì độc lập từng trường như từ trước tới nay. Các trường hiện tại gồm (Có thể còn thêm nhiều trường tham gia nhóm) Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thủy lợi, Đại học Ngoại thương, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Mỏ-địa chất và Học viện Ngân hàng.
Là một hình thức xét tuyển hoàn toàn mới nên thí sinh cần đặc biệt lưu ý những điểm sau khi xét tuyển vào các trường trong nhóm. 1. Chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông quốc gia Nguyên tắc xét tuyển của nhóm GX là chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông quốc gia. Các trường sử dụng chung phần mềm xét tuyển do trường chủ trì là Đại học Bách khoa Hà Nội quản lý, áp dụng chung cách tính điểm xét tuyển và cách thức xét tuyển giữa các nguyện vọng ngành/nhóm ngành, áp dụng thống nhất chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy chế. 2. Thí sinh được đăng ký tối đa 4 ngành vào 4 trường Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh sẽ chỉ được đăng ký nguyện vọng một tối đa vào hai trường, mỗi trường tối đa hai ngành khác nhau Tuy nhiên, nếu đăng ký trong nhóm GX, thí sinh được phép đăng ký xét tuyển vào tối đa 4 trường trong nhóm, mỗi trường một hoặc hai nguyện vọng nhưng tổng số nguyện vọng đăng ký không quá 4 nguyện vọng ở đợt 1 và không quá 6 nguyện vọng ở các đợt xét tuyển bổ sung.
Thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới trong phiếu đăng ký xét tuyển. Mỗi nguyện vọng đăng ký sẽ bao gồm các thông tin mã trường - mã nhóm ngành. 3. Thí sinh có thể “chân trong, chân ngoài” Thí sinh có thể vừa đăng ký xét tuyển vào một trường trong nhóm GX, vừa có thể đăng ký thêm một trường bên ngoài nhóm. Trong trường hợp này, thí sinh vẫn chỉ được đăng ký tối đa hai trường, mỗi trường tối đa hai nguyện vọng. Nếu đã đăng ký hai trường trong nhóm ở đợt một hoặc ba trường trong nhóm ở đợt bổ sung, thí sinh sẽ không được đăng ký thêm các trường bên ngoài nhóm. 4. Gian lận hồ sơ sẽ đối mặt rủi ro Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục Phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, do thí sinh chỉ cần dùng mã số trên giấy báo điểm để đăng ký xét tuyển nên việc có tuyển sinh theo nhóm trường song song với tuyển sinh chung Bộ sẽ có thể xảy ra tình trạng thí sinh gian lận làm nhiều hồ sơ. Thí sinh có thể vừa đăng ký xét tuyển theo nhóm trường, vừa làm hồ sơ đăng ký xét tuyển trường ngoài nhóm. Khi đó, tổng số trường thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng một có thể nhiều hơn 4 trường.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính toán đến phương án này và đã có giải pháp kỹ thuật để khắc phục. Cụ thể, khi có tuyển sinh theo nhóm trường, phần mềm tuyển sinh của Bộ đã có điều chỉnh theo hai lựa chọn: tuyển sinh chung hay tuyển sinh theo nhóm. Nếu thí sinh đăng ký nhiều hồ sơ, khi nhập dữ liệu tổng thể, phần mềm sẽ tự động cắt bớt ngẫu nhiên các nguyện vọng và chỉ để lại số nguyện vọng đúng theo quy chế. Khi đó, thí sinh có thể bị mất thông tin đăng ký vào trường mà mình thực sự mong muốn. 5. Sử dụng phiếu đăng ký xét tuyển riêng Theo ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, do với các trường trong nhóm GX, thí sinh có thể được đăng ký nhiều ngành vào nhiều trường nên mẫu phiếu đăng ký xét tuyển được thiết kế có một số thay đổi nhỏ so với mẫu phiếu đăng ký xét tuyển đại học chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mẫu phiếu này được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tất cả các trường trong nhóm GX. Nhóm các trường GX cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục lưu ý thí sinh điểm này khi hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ xét tuyển đại học.
"Nếu thí sinh nộp nhầm phiếu đăng ký xét tuyển sẽ rất rắc rối cho công tác xét tuyển," ông Tớp nói. 6. Có thể nộp hồ sơ tại bất kỳ trường nào trong nhóm Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng một vào các trường trong nhóm GX theo nhiều hình thức: đăng ký online, gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Đặc biệt, thí sinh có thể nộp trực tiếp phiếu đăng ký xét tuyển tại một trường bất kỳ thuộc nhóm. 7. Không phân biệt, ưu tiên thứ tự nguyện vọng Theo phương thức tuyển sinh của nhóm GX, thí sinh có thể sử dụng số nguyện vọng được phép tối đa của từng đợt xét tuyển, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên trong phiếu đăng ký xét tuyển (mẫu được thiết kế riêng cho nhóm GX). Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào tối đa bốn ngành của bốn trường trong nhóm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giữa các nguyện vọng. Tuy nhiên, thứ tự này chỉ có giá trị ưu tiên với chính thí sinh, nếu thí sinh trúng tuyển theo nguyện vọng xếp trên thì sẽ không được xét các nguyện vọng sau nữa. Khi xét trúng tuyển giữa các thí sinh, điểm chuẩn trúng tuyển vào một nhóm ngành chỉ căn cứ trên kết quả thi của thí sinh và chỉ tiêu đã được ấn định, không phân biệt nguyện vọng ghi ở thứ tự nào giữa các thí sinh đã đăng ký vào nhóm ngành đó.
8. Chú ý thông tin điều kiện xét tuyển từng ngành, từng trường Mặc dù sử dụng chung phần mềm tuyển sinh nhưng các trường trong nhóm GX vẫn rất độc lập về quy định điều kiện để xét tuyển vào từng trường, từng ngành. Mỗi trường vẫn có quy định riêng về tổ hợp môn xét tuyển đối với từng ngành, từng nhóm ngành. Cách xác định môn thi chính để nhân hệ số 2 khi tính điểm xét tuyển, xác định chênh lệch điểm chuẩn giữa các tổ hợp môn xét tuyển với từng nhóm ngành giữa các trường cũng có sự khác nhau. Vì thế, khi thí sinh đăng ký dự tuyển cần tìm hiểu kỹ thông tin của từng trường, đặc biệt là ở từng ngành học mà mình định dự tuyển để có lựa chọn phù hợp. Đến thời điểm này, đã có 10 trường đại học tham gia nhóm GX và danh sách này sẽ tiếp tục được cập nhật. Theo lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm sẽ tiếp tục chào đón các thành viên mới. Thời hạn để các trường đại học đăng ký giam gia nhóm là trước ngày 22/4./
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Phương án tuyển sinh nhóm GX - mới nhất
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Quốc gia TPHCM công bố thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, thời gian thi ĐGNL HCM (V-ACT) 2025, địa điểm thi đánh giá năng lực 2025 cũng đã được công bố như sau:
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.
Tham khảo ngay đề thi chọn Học sinh Giỏi Quốc gia năm học 2024 - 2025 môn Hóa học ngày 2 được tổ chức thi sáng ngày 26/12 dưới đây.
Những kỳ thi ĐGNL được tổ chức trong năm 2025 tiếp tục gia tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Lịch thi ĐGNL, đánh giá tư duy 2025 sẽ vào tháng mấy? Bao giờ thì có thể đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025? Thời gian thi đánh giá năng lực 2025 được cập nhật mới nhất dưới đây.