\'90 phút Sống thật\'

“90 phút sống thật” là chương trình để người trẻ sống thật với bản thân, cùng chia sẻ và xây dựng khái niệm về “Sống thật”, hướng tới một xã hội minh bạch,bền vững. Chương trình diễn ra ngày 6/11 tại Hà Nội.

Trong góc tối của quán cà phê, mỗi người trẻ có vài phút để chia sẻ về một lời nói dối, một lỗi lầm khiến họ đã và day dứt.

Các bạn trẻ tham gia chương trình

Thái San (Hà Nội) đã viện cớ đóng tiền học thêm để xin bố mẹ được cả triệu đồng, dành chơi điện tử, nạp thẻ game. Chuyện xảy ra từ khi San còn là học sinhcuối cấp, thế nhưng, đến giờ khi đã là sinh viên năm thứ 2 đại học, San vẫn daydứt, trăn trở với lỗi lầm ấy. Chưa dám thành thật xin lỗi bố mẹ, San chọn cáchđi làm thêm để kiếm tiền hằng tháng, dành dụm tiền biếu bố mẹ, như một cách“chuộc lỗi”.

“Phải đến khi đi làm thêm vất vả để kiếm từng đồng, mình mới càng biết quýtrọng đồng tiền. Nghĩ đến khoản tiền từng lừa dối bố mẹ, mình tự coi mình nhưmột “tội đồ” – San tâm sự.

Từng mượn tên giả để đi ôn thi đại học, Tú – SV năm thứ nhất lại rơi vào hoàncảnh oái oăm khi gặp lại chính người thầy từng dạy mình tại trung tâm luyện thi.Vì thầy quý mến người học trò tại trung tâm nên vẫn nhớ mặt, nhớ tên cô trong sốhàng trăm học sinh vãng lai, thầy đã mừng rỡ gọi Tú lại để hỏi thăm. Thế nhưng,cuộc gặp gỡ lại khiến Tú “khổ sở” vì không dám thú thật. Tú bất đắc dĩ vẫn phảixưng hô, chuyện trò với thầy bằng “tên giả”. Chuyện nhỏ, nhưng cảm giác lừa dốithầy giáo – lừa dối một người mình kính trọng khiến Tú không yên.

Một nam sinh năm thứ 2 đại học, đồng thời là lớp trưởng thì xót xa chia sẻvấn nạn “đi thầy” mỗi kỳ thi tại ngôi trường mà cậu đang theo học: Kỳ nào cậucũng phải đứng trước lớp hô hào “đóng góp”, dù thực tâm vô cùng bức xúc nhưnglớp trưởng không biết làm gì, bởi chuyện ấy đã thành “thông lệ” ở trường…

Rất nhiều những lời “thú tội” khác được ghi nhận trong chương trình “90 phútsống thật” đã mở màn cho các bạn trẻ thẳng thắn, sôi nổi bàn luận về chủ đề“Sống thật” của chương trình.

Trong một xã hội mà chuyện “đi” phong bì thầy cô, lót tay bác sĩ ở bệnh viện,dấm dúi tiền bồi dưỡng ở cửa công… vẫn còn quá phổ biến, lối sống thực dụng cònnhiều đất để tung hoành, thì cũng dễ hiểu khi những người mới bước vào ngưỡngcửa cuộc đời đã phải phân vân giữa trắng với đen, đã ngập ngừng thỏa hiệp vớicái giả dối, và hoài nghi: Thế nào là “Sống thật”? Sống thật nên hay không nên?

Sống thật không phải là lời hô hào xa xôi, mà xuất phát từ suy nghĩ, hànhđộng đúng đắn với lương tâm, trách nhiệm – dù nhỏ bé trong mỗi con người. Vínhư, học tập tốt để không phải đi “xin” điểm, làm việc chăm chỉ để không phải“đi cửa sau” với sếp...

Khao khát sống thật, khao khát môi trường sống minh bạch, nhưng hầu hết cácbạn trẻ có mặt đều thể hiện băn khăn: Họ có thể làm gì, có đủ sức để thay đổinhững tiêu cực xã hội như “đen” lất lướt “trắng”, dối trá, tham nhũng hay không?

Về điều này, chị Đỗ Thanh Huyền, chuyên viên phân tích chính sách Phát triểnLiên Hiệp Quốc (UNDP), cố vấn của chương trình tin tưởng: Chính các bạn trẻ đangnắm giữ sức mạnh tạo ra sự thay đổi.

“Đừng để bóng tối cuốn ta đi. Lựa chọn mục tiêu phù hợp với mình để phấn đấu và lan tỏa các bạn sẽ tạo nên sức mạnh”, chị Huyền nói.

Qua gần 2 giờ tranh biện - “90 phút sống thật” đã chuyển đến giới trẻ một thông điệp: “Sống thật là sống đúng với lương tâm, cảm xúc của mình, không làm tổn hại đến người khác, không tổn hại đến những giá trị đạo đức, pháp luật.Không phải ai cũng dễ dàng vượt qua lòng tham, lợi ích cá nhân, nhưng nếu tất cả mọi người cùng chung tay thì chắc chắn sẽ tạo ra sức mạnh làm nên một xã hộiminh bạch, bền vững”.

Chuỗi sự kiện “Giới trẻ Hướng tới Minh Bạch Đen hay Trắng” là chương trình được xây dựng và tổ chức lần đầu tiên về vấn đề “Giới trẻ” với “Minh Bạch – Tham nhũng” trên quy mô 3 miền. Chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Phòng Chống Tham Nhũng 09/12, với mục đích nâng cao nhận thức của các bạn trẻ về tính minh bạch, tạo sân chơi cho các bạn trẻ tìm hiểu và chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề “Minh Bạch - Tham nhũng”. 

“Sống thật” là chủ đề của chương trình năm 2012

 

Quỳnh Anh (VNN)

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!