Bài thơ \"80 tuổi sợ vợ chết\" gây sốt cộng đồng mạngGần đây trên facebook chuyền tay nhau bài thơ: \"80 tuổi sợ vợ chết\" khiến người xem không khỏi xúc động trước tình cảm cụ ông dành cho cụ bà. Có những tình yêu đi cùng năm tháng, dù hàng chục năm trôi qua vẫn không phai mờ mà tình cảm ấy dường như bền chặt hơn, thắm thiết hơn qua thời gian. Lúc về già, có những người chồng người vợ chỉ mong được bước sang “thế giới bên kia” cùng một ngày với người bạn đời của mình. Họ lo sợ một trong hai người sẽ là người ra đi trước và người còn lại sẽ đau khổ. Mới đây, facebooker Ngô Bá Lục đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình một câu chuyện như thế. Người bố quá cố của anh đã viết tặng mẹ khi còn sống bài thơ “80 tuổi sợ vợ chết” khiến người xem không khỏi xúc động. Bài thơ được viết sau một tờ lịch cũ, với những dòng chữ được viết khá ngay ngắn, rõ ràng. Chất chứa trong từng câu chữ là tình cảm chân thành mà người chồng dành cho người vợ đã gắn bó với mình cả cuộc đời: “Mất gì thì mất bà ơi/ Xin trời để lại còn tôi còn bà/ Nếu mà có phải đi xa/ Để tôi đi trước còn bà đi sau/ Mong bà đừng ốm đừng đau/ Để tôi có bát cơm rau sớm chiều/ Càng già càng quý càng yêu/ Bâng khuâng lại nhớ ít nhiều ngày xưa/ Mất gì thì mất bà ơi/ Xin trời để lại còn tôi còn bà/ Tôi bà nay tuổi đã già/ Mà tôi vẫn sợ còn tôi mất bà”. Bài thơ "80 tuổi sợ vợ chết" của cụ ông viết tặng cụ bà Những vần thơ mộc mạc mà cụ ông dành tặng cụ bà Ngay sau khi được đăng tải, bài thơ nhận được rất nhiều ủng hộ của cư dân mạng. Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự xúc động, ngưỡng mộ tình cảm mà cụ ông dành cho cụ bà. Nhiều Facebooker bày tỏ sự ngưỡng mộ, xúc động khi đọc bài thơ Theo lời anh Lục, người bố quá cố của anh tên là Ngô Bá Bàn (84 tuổi) và mẹ tên là Nguyễn Thị Huề (81 tuổi). Hai ông bà sinh sống ở thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Từ thuở đôi mươi, tình yêu của hai ông bà cũng được đơm hoa kết trái như bao đôi lứa khác. Lúc ấy, cụ Huề là một trong những cô gái Kinh Bắc xinh đẹp nhất làng, vừa hát quan họ hay vừa đảm đang nên được rất nhiều chàng trai chú ý. Dù được nhiều người để ý nhưng cụ Huề lại động lòng trước cụ Bàn bởi bản tính thật thà, cần cù, chịu thương, chịu khó của cụ. Hồi ấy, thực dân Pháp cai trị nước ta. Lính Tây cai quản, đàn áp dân ta vô cùng hà khắc và mảnh đất Yên Phong, Bắc Ninh cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì xinh đẹp cho nên cô gái Huề được lính Tây để ý rất nhiều. Bà kể lại rằng, những lúc đi làm đồng, bà thường “tán tỉnh” mấy thằng Tây để chị em được vào gốc cây giải lao. Vì có cảm tình với bà, cho nên lính Tây cho cả làng được uống nước miễn phí. Lúc ấy, chàng trai Bàn biết việc đó nhưng không ghen tuông gì vì ông biết bà làm như thế là để giúp chị em trong xóm đỡ vất vả. Ông có nhớ thương hay đôi khi chạnh lòng một chút thì cũng chỉ để trong lòng. Hai cụ bên cháu chắt. Ông tham gia vào cách mạng vào kháng chiến, với nhiệm vụ là một du kích tình báo. Nhà ông bây giờ vẫn còn nguyên một cái vườn, ngày xưa một góc vườn là hầm để cán bộ về làng họp hành và trú ẩn. Trong một lần, ông cùng anh trai tham gia nhiệm vụ cảnh giới thì bị lộ. Anh trai ông bị giặc bắn còn ông thì bị bắt và bị tù đày mấy năm trời. Ông Bàn bị bắt, bà Huề vẫn ở nhà một mực chung thủy đợi người yêu. Sau giải phóng Điện Biên Phủ, ông được thả về, tình yêu của họ ngày càng sâu sắc và nên duyên vợ chồng. Dù ít học nhưng với bản tính chịu khó, ông Bàn luôn cố gắng làm lụng để vợ con đỡ vất vả. Gần 60 năm trời chung sống ông chưa bao giờ to tiếng với bà một lời, chưa bao giờ đánh con cái. Ông bà có 8 người con (7 con trai, 1 con gái) và có thêm 2 người con nuôi. Ông có 32 người cháu ruột và 1/3 trong số đó đã có gia đình. Anh Lục và mẹ - cụ Huề Anh Lục cũng cho biết thêm: “Bà thường bảo ông là một người chồng lý tưởng vì ông chưa bao giờ hút thuốc lào, thuốc lá, bia rượu cũng chưa bao giờ uống quá mức, ông rất chăm chỉ, cần mẫn. Ông chưa bao giờ thể hiện một điều gì thật tình cảm trước mặt vợ nhưng qua tất cả những hành động mà ông làm cho bà, đủ để biết ông là người yêu vợ, thương vợ như thế nào”. “Hồi còn sống, tôi chưa thấy ông thể hiện thơ văn bao giờ, có thể là chỉ đàm đạo với những người bạn già, với những ông giáo quanh làng. Tính ông cũng rất ít nói. Ông đề cao nhất trong cuộc sống, chính là Lao động bởi cuộc đời ông gắn liền với lao động. Ông nói rằng, làm nghề gì cũng được miễn là phải chăm chỉ. Vì chỉ có chịu khó, chăm chỉ thì mới có cái để mà ăn. Sống phải có đạo đức, biết đối nhân xử thế, biết lễ phép khiêm tốn. Đấy là những bài học đầu tiên của tôi và cũng là bài học tôi học thuộc nhất từ xưa đến giờ” - Anh Lục tâm sự. Theo tiin NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.