Bản giải trình về \"Xách ba lô lên và đi\" của Huyền Chip

Hôm qua, ngày 7/10, anh Trần Ngọc Thịnh - người tố Huyền Chip phạm pháp đã nhận được bản giải trình 31 trang của cô về cuốn \"Xách ba lô lên và đi\" và công khai bản tóm tắt này trên mạng xã hội.

Ngày 5/10, ông Chu Văn Hòa cho biết Cục Xuất bản đã nhận được văn bản giải thích về cuốn sách của công ty Quảng Văn và Nhà Xuất bản Văn học về cuốn sách của Huyền Chip. Chiều ngày 4/10, Cục đã gửi văn bản này đến tác giả lá thư kiến nghị dừng xuất bản cuốn sách là ông Nguyễn Ngọc Thịnh. Ngoài ra, nội dung của bản giải trình này cũng sẽ được đăng tải trên mạng xã hội "Xách ba lô lên và đi".

Tuy nhiên, ngày hôm nay (7/10) anh Trần Ngọc Thịnh mới nhận được bản tường trình dài của Huyền Chip. Bản tường trình này đã được anh tóm tắt như sau:

1. Về chuyện xin Visa:

Huyền Chip viết "Lý lẽ mọi người đưa ra tôi có thể tóm gọn lại rằng "Xin visa tất cả các nước cần chứng minh tài chính mà tôi thì không thể nào có tiền mà chứng minh được". Sau đó giải thích rất dài dòng là chính sách visa nước này khác chính sách visa nước kia. Nhiều bạn chỉ đi các nước phát triển nên không thể so sánh với các nước Huyền đã đi được. Huyền Chíp viết "Có lẽ các bạn quên mất hay không biết tôi đi những nước nào. Hầu hết các nước tôi đi là những quốc gia đang phát triển với chính sách visa khá thoải mái" để giải thích việc xin visa dễ dàng.

Vẫn nói như họp báo, chính sách visa mỗi nước khác nhau. Không thấy chụp hộ chiếu có con dấu hải quan gì cả.

2. Về việc tại sao đi lại giữa Israel và Palestines lại dễ dàng

Huyền Chip cho biết: "Vẫn như họp báo, không giải thích được chính sách ngoại giao, quan hệ quốc tế. Chỉ biết là từ Israel sang Paletines rất dễ, đi xe bus". Huyền Chip viết "Palestine không có sân bay nên cách thông thường nhất để vào là qua Israel. Nếu chuyện Palestine thực sự khó thế thì làm sao hàng năm vẫn có hàng triệu du khách đến đây". Cô khẳng định: "Tôi đã sang Israel (tôi có visa, con dấu và rất nhiều ảnh ở Israel). Tôi đã sang Palestine (tôi có rất nhiều ảnh ở Palestine)" kèm theo là các bài báo và ảnh trên mạng xã hội.

3. Về số tiền $700?

Huyền cho biết: "700$ là số tiền ban đầu, còn đâu làm thêm, viết bài.

Bản thân Huyền không phải là người giật tít báo, lấy con số "700 đô" và "25 nước" ra để đánh bóng tên tuổi. Cô khẳng định: "Tôi không PR. Tôi không hiểu sao báo chí quan tâm đến tôi thế, tôi từ chối phỏng vấn vì nghĩ là nhiều người xứng đáng hơn tôi, nhưng tôi từ chối thì báo chí bảo tôi "kiêu", có phóng viên nói tôi "xấc xược".

4. Về việc tôi có tự đi bằng sức của mình không

 Huyền Chip trả lời hàng loạt các câu hỏi của Trần Ngọc Thịnh:

a) Tôi có ekip đi kèm?

- Ảnh tôi đẹp không phải có ekip, tôi nhờ người chụp hộ, hoặc set tự động.

- Tôi hỏi bạn nào nghi vấn, ekip đi kèm là ekip nào? Giờ họ ở đâu làm gì? Sao 2 năm họ không bị lộ ảnh? Rồi một lô câu hỏi hỏi ngược lại độc giả.

- Tại sao nhiều ảnh? Tôi thuộc dạng ít chụp ảnh, vì không phải lúc nào cũng muốn lăm lăm cái máy ảnh trong tay. Tôi đi 2 năm có từng đó ảnh là quá ít.

b) Tôi đi có tài trợ?

- Ban đầu có xin tài trợ và 1 công ty du lịch đồng ý tài trợ, nhưng rồi điều khoản rắc rối và ràng buộc nên thôi.

- Quảng Văn tài trợ? Không, Quảng Văn liên hệ với tôi sau khi tôi trở về từ châu Phi.

- Tiền Phong tài trợ? Không, họ chỉ trả nhuận bút?

- ASUS tài trợ? Đó là ảnh chụp ở châu Mỹ, không phải Á và Phi. Tôi tham gia chiến dịch của ASUS được trả công, không có nghĩa là ASUS tài trợ cho chuyến đi nào của tôi.

c) Chuyến đi này tiêu tốn hết 25,000 USD?

Cái trên mạng chỉ là dự kiến thôi. Mất blog là do đi Nam Mỹ, ít vào blog, ít check mail nên khi được bạn báo thì không để ý nên bị mất. Cảm ơn độc giả tìm lại giúp cache.

d) Tổng chi phí chuyến đi:

- Không ghi chép nên không biết. Có mấy ngày trời trên đường mà không chi đồng nào. Có khi được gia đình địa phương giúp không quy ra tiền được. Ở Ấn Độ, Nepal bạn có thể sống tốt với 1 - 2 USD/ngày?

e) Tiền từ gia đình tôi:

Các bạn không nói thì tôi không biết nhà mình có nhiều tiền vậy đâu? Chuyện gia đình là chuyện riêng tư, tôi không muốn kể, nhưng tôi khẳng định gia đình không cho tôi tiền đi.

f) Tôi có sự trợ giúp từ bên ngoài?

Tôi thừa nhận là tôi có sự trợ giúp từ bên ngoài, đó là người cho ăn, cho ngủ, cho đi nhờ, chăm sóc lúc ốm... Có ai sống mà không cần người khác.

Trước bản giải trình 31 trang này, anh Trần Ngọc Thịnh cho biết: "Những gì Huyền Chip nêu ra vẫn chưa trả lời thỏa đáng những thắc mắc của độc giả".

Trước đó, trong giải trình gửi tới Cục xuất bản, Huyền Chip đã tự nhận hai lỗi sai: "Một là vượt biên trái phép, hai là có những chi tiết cường điệu so với sự thật để tạo thêm hấp dẫn".

Ảnh chụp trang đầu nội dung bản giải trình.

Theo Thethaohangngay

  • Huyền Chip và \"Xách ba lô lên và đi\"

    Hai mươi tuổi, Huyền Chip đã du lịch qua 25 nước thuộc nhiều châu lục khác nhau trên thế giới với 700 USD trong túi. Chặng đường thì dài, nhưng đôi chân vẫn chưa hề mỏi mệt Huyền Chip có lần tâm sự: “Nhìn thấy nhiều hơn sẽ hiểu hơn, sẽ đánh giá ít đi, dễ dàng chấp nhận sự khác biệt”.

  • GS Nguyễn Lân Dũng bênh vực sự thật trong \"Xách ba lô lên và đi\"

    Trong buổi họp báo ra mắt sách \"Xách ba-lô lên và đi\" tập 2 tại Hà Nội, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng đã bày tỏ cảm xúc, sự khâm phục với Huyền Chip sau khi đọc xong hai cuốn sách của cô.

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.