Báo động đỏ cho sức khỏe học đườngNhiều trường học không đảm bảo vệ sinh, thiếu điều kiện tối thiểu cho việc học khiến tỷ lệ bệnh học đường ngày một gia tăng. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khảo sát mới đây cho thấy có tới hơn 30% trường học không có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không bảo đảm chất lượng. Ở những trường có nhà vệ sinh thì có tới gần 20% không có vòi nước rửa và phần lớn chưa có xà phòng rửa tay cho học sinh. Tình trạng nhà vệ sinh cũ hỏng, bẩn thỉu, thiếu nước, xà phòng và giấy vệ sinh xảy ra ngay cả trên địa bàn các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM. Ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,…môi trường vệ sinh học đường còn kém hơn rất nhiều. Tình trạng thiếu trường lớp, bàn ghế, không đủ ánh sáng, không có nhà vệ sinh, nước uống cũng như nước sinh hoạt khá phổ biến. Tỷ lệ bệnh học đường đang ở mức cao Theo các chuyên gia, trường học là nơi tập trung đông người, nếu điều kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, thiếu nguồn nước sạch, nhà vệ sinh,... thì nguy cơ phát sinh và lan truyền dịch bệnh rất cao, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy, tả,…Chưa kể vì điều kiện vệ sinh không bảo đảm, rất nhiều học sinh vì sợ bẩn nên “nhịn” tiêu, tiểu dẫn đến bị bệnh thận và táo bón. Ngoài ra, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, hiện có đến 58% học sinh nam và hơn 61% học sinh nữ bị sâu răng; 13,5% học sinh bị cận thị và hơn 10% số học sinh bị cong vẹo cột sống.
Để khắc phục sự thiếu thốn, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ động đưa nội dung truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường vào Chỉ thị năm học và chỉ đạo toàn ngành theo từng năm học. Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường vào các tiết học chính khóa của các môn học và hoạt động ngoại khóa.
Theo Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học giai đoạn 2012-2015; phấn đấu đến cuối năm 2015, 100% các trường mầm non và phổ thông có đủ nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Hy vọng với những quyết tâm này, hàng vạn học sinh sẽ có nhà vệ sinh hợp lý, bảo đảm môi trường sinh hoạt và học tập tốt hơn. Theo datviet |
Tốc độ lấy lan chóng mặt của dịch bệnh đau mắt đỏ đang là nỗi ám ảnh của phụ huynh có con học bán trú trên địa bàn Hà Nội.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.
Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.