Ngày 29/6, Sở GD Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường THPT không chuyên. Phụ huynh và học sinh đều bất ngờ khi điểm chuẩn giảm mạnh.
Nhiều học sinh dự tuyển vào các trường tốp đầu nhưng chỉ đạt mức 48-50 điểm. Áp vào điểm chuẩn năm trước, các phụ huynh "cầm chắc con trượt", thậm chí không chỉ trượt NV1 mà trượt cả NV2, nên ngay lập tức nhiều phụ huynh đã không chờ công bố điểm chuẩn nữa mà ghi danh cho con vào ngay các trường ngoài công lập đang xét tuyển theo dạng xét học bạ.
Sau khi điểm chuẩn chính thức vào lớp 10 các trường THPT công lập được công bố, có thể sẽ lại có làn sóng phụ huynh rút đơn cho con khỏi trường ngoài công lập để đăng ký lại vào trường công lập, nơi con có đủ điểm.
Chỉ ở mức 49,5-50,5 điểm, các trường THPT luôn ở hàng tốp đầu tại Hà Nội đã tụt lùi 3-4 điểm so với năm trước. Ví dụ, Trường THPT Kim Liên trong gần chục năm qua dù có trồi sụt thì điểm chuẩn cũng dao động ở mức 52,5-54,5 điểm.
Năm 2017, trường này có điểm chuẩn là 53 điểm. Năm nay, điểm chuẩn xác lập ở mức 50,5 điểm. Trường THPT Phan Đình Phùng cũng có mức 50,5 điểm.
Tương tự, Trường THPT Yên Hòa từng có những năm vọt lên 54-56 điểm, năm 2017 là 52,5 điểm, còn năm nay cũng xếp vào hàng các trường có điểm chuẩn 50.
Trường Nhân Chính cũng có mức điểm chuẩn là 50 điểm, thấp hơn năm trước 1 điểm. Nhưng mức này cũng nằm ngoài dự đoán của nhiều người vì Trường Nhân Chính là trường có tỉ lệ chọi cao nhất thành phố năm nay (3,05), nên theo dự đoán điểm chuẩn phải tăng 2-3 điểm so với mức điểm công bố.
Nhiều trường khác như THPT Cầu Giấy, THPT Thăng Long, THPT Việt Đức, THPT Nguyễn Gia Thiều, THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm... có mức điểm chuẩn 49-49,5, cũng giảm 1-3 điểm so với năm trước.
Năm học 2018-2019, với việc tăng gần 20.000 thí sinh so với năm trước, nhiều phụ huynh đều dự đoán điểm chuẩn vào các trường THPT công lập sẽ tăng lên 1-2 điểm. Các trường tốp đầu và các trường tốp 2 nhưng có số đăng ký dự tuyển đông, tỉ lệ chọi vọt lên rất cao có thể tăng mạnh điểm chuẩn.
Khi kỳ thi diễn ra, với nhận định của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên rằng đề thi "cơ bản", thậm chí cấu trúc ra đề cả toán và văn đều "chậm đổi mới so với năm trước" thì những dự đoán về mức tăng điểm chuẩn càng chắc chắn.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 công lập có hai NV trong cùng một khu vực tuyển sinh. Thí sinh đậu NV1 sẽ không được xét NV2.
Trong các năm gần đây, một số trường khu vực ngoại thành Hà Nội thường không tuyển đủ chỉ tiêu với hai NV này và đề xuất Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép tuyển NV3 trên toàn thành phố (không quy định vùng tuyển).
Năm nay, theo bảng điểm chuẩn vừa công bố thì có những trường đã phải xác lập điểm chuẩn ở mức rất thấp 21-22 điểm như THPT Đại Cường, Lưu Hoàng, Mỹ Đức C, Minh Quang. Đây có thể cũng sẽ là những trường phải xin tuyển sinh NV3.
Theo TTHN
Thứ trưởng Bộ GD - Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD dự kiến sẽ yêu cầu các địa phương đổi môn thi thứ 3 hàng năm do nhiều trường THCS dạy lệch theo tư tưởng thi gì học nấy.
Phản hồi dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 của Bộ GD, Sở GD TPHCM đề xuất giữ ổn định các môn thi vào lớp 10 thay vì phải thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm.
Bộ GD đã chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 chung cho các tỉnh trên cả nước như sau:
Sở GD TPHCM muốn được chủ động trong việc chọn môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.