Bạn Phạm Đỗ Linh Ấn (thủ khoa ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - khối B năm 2011) tâm sự: Để đạt điểm cao tại kỳ thi đại học, cao đẳng không còn cách nào khác là phải học kỹ, học chắc. Nên xem chất lượng hơn số lượng, làm đến đâu chắc đến đó.
Thủ khoa Phạm Đỗ Linh Ấn - Ảnh: CTV |
Ở môn toán, chắc chắn câu bất đẳng thức sẽ không dễ “ăn” chút nào, nhưng thay vì lấy một điểm bất đẳng thức thì ta có thể dễ dàng lấy một điểm của những câu khác.
Với môn sinh thì các bạn nên nắm vững và nắm một lượng kiến thức vừa đủ để thi, nếu các bạn ôm quá nhiều kiến thức sẽ tự mang stress đến cho mình. Mình cũng có học thêm và kinh nghiệm rút ra được là tích cực mượn đề của các bạn ở các trung tâm ôn thi khác và cùng làm, cùng sửa.
Bước chính là rút kinh nghiệm. Bình thường nếu mình làm một đề trong vòng một giờ thì thời gian sửa của mình sẽ từ hai đến ba giờ.
Riêng môn hóa thì cần nắm vững lý thuyết và không ngừng luyện thêm phần bài tập. Mình thấy các bạn thi khối B thường bị “sốc” vì phần bài toán của đề, dẫn đến tốn thời gian và không làm kịp các câu sau. Và bên cạnh đó thì việc sưu tầm và làm các dạng đề thi cũng cần thiết.
Trên mạng, các trung tâm học thêm, thầy cô, bạn bè… là những nơi ta có thể tìm và xin được tài liệu tham khảo cũng như đề thi thử. Và ngay cả cách giải các bài khó đôi khi mình cũng có thể tìm thấy trên các diễn đàn, chỉ cần chịu khó tra Google chút là ra.
Một số trung tâm có tổ chức các kỳ thi thử đại học, ta có thể đăng ký và dự kỳ thi đó để quen với áp lực khi thi. Còn cách thi thì các bạn chỉ “đơn giản” là tập trung hết mình nhưng không được để bản thân áp lực.
Quá trình ôn thi quyết định điểm cao nhất ta có thể đạt được là bao nhiêu. Còn điểm đạt được trong phòng thi là kết quả của tinh thần và phong độ. Do đó, mình nghĩ không nên ôn một cách quá dồn dập ngay trước kỳ thi, cần có một thời gian thư giãn để lấy được phong độ tốt nhất.
Bước vào phòng thi, bạn nên làm mọi cách để cảm thấy thoải mái. Bút, thước, tẩy, compa, máy tính… cần kiểm tra tất cả trước khi đi ngủ. Điều quan trọng là bạn nhớ ăn sáng trước khi đi thi, đặc biệt là đối với những môn trường kỳ như toán. Bút chì đánh trắc nghiệm thì mình nghĩ 3B là tốt nhất. Đừng nghĩ đề ra quá phức tạp, hãy làm quen với cách ra đề của các thầy cô từ các đề thi thử. Theo mình thì bí quyết đơn giản nhất là hãy cứ nhìn mọi việc một cách không quá phức tạp, và hãy tự tin.
Theo Thethaohangngay
Cùng tìm hiểu kinh nghiệm học thi của bạn Nguyễn Trường Thịnh - thủ khoa ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011 nhé!
Để học tốt được môn Lịch Sử không có niềm yêu thích, mà bạn phải có kĩ năng và phương pháp học đúng đắn. Ngoài ra cũng cần có tư duy và những bí quyết riêng… Hãy cùng khám phá ngay bây giờ nhé!
“Thi vào lớp 6 trường chất lượng cao xếp thứ 20/925; Giải khuyến khích Violympic toán tiếng Việt Quốc gia; Violympic Toán tiếng Anh cấp tỉnh Xếp hạng 30...” - đây chỉ là hai trong số rất nhiều giải thưởng mà em Ánh Mai - học sinh lớp 5, trường tiểu học Victory, Buôn Mê Thuột đạt được nhờ phương pháp học vô cùng đơn giản mà hiệu quả.
Hoàng Nhân Dũng (THPT Chuyên Hà Tĩnh) là một trong những á khoa khối B xuất sắc tại Tuyensinh247. Trong kỳ thi TN THPT 2021, em đã đạt kết quả 28.65 điểm (Toán: 9.4, Hóa: 9.25 và Sinh: 10) và trở thành tân sinh viên đại học Y Hà Nội.
“Cần phải sớm xác định được mục tiêu của mình. Tìm phương pháp phù hợp và tập trung vào môn học của khối thi để tránh học lan man….” - đó là những chia sẻ của Phạm Thanh Tùng - thủ khoa khối C tại Tuyensinh247.