Bí quyết làm bài thi đại học khối A và V năm 2013 đạt điểm caoNgày 4/7 thí sinh trên cả nước sẽ bước vào đợt I của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 với khối thi A, A1 và V. Riêng ở hai khối thi A, V, thí sinh sẽ thi trùng đề ở 2 môn thi là Toán và Vật lý. Cùng lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm làm bài 2 khối thi này nhé! Theo thầy giáo Cao Xuân Hùng – Hiệu trưởng nhà trường, chuyên gia môn Toán: Theo quan sát nhiều năm qua cho thấy đề thi môn Toán không nhiều lý thuyết, chủ yếu là bài tập. Để làm tốt phần bài tập, thí sinh cần thuộc nhiều công thức, nắm chắc các dạng bài tập. Có nhiều cách giải, nhiều lối suy nghĩ để tìm đến đáp án, có những bài hóc búa, để tìm ra lời giải đòi hỏi phải qua nhiều bước, áp dụng nhiều công thức. Kinh nghiệm khi làm bài là phải giải phần dễ trước, phần khó sau. Quá sa đà vào các câu khó sẽ khiến mình không còn thời gian để hoàn thành các phần bài làm khác. Thí sinh nên giải trước ra nháp, chỉ khi chắc chắn đúng các bước giải thì mới làm vào giấy thi, cũng cần phải tránh tối đa việc gạch xóa trong bài thi gây mất thiện cảm cho người chấm.
Với môn Vật lý, theo thầy giáo Vũ Đức Thọ - Phó Hiệu trưởng, nhiều năm lãnh đội Vật lý - lượng kiến thức môn Lý rất rộng, để làm tốt bài thi, người học phải hiểu bản chất của vấn đề, thêm nữa còn là khả năng bao quát, tổng hợp vấn đề. Tuy rằng lý thuyết nhiều nhưng với người hiểu và ham thích Vật lý lại thấy nó rất thú vị và dễ học vì lý thuyết Vật lý luôn gắn liền với thực tế, đây cũng là cách học lý thuyết hiệu quả nhất. Để làm tốt bài thi, thí sinh cần lưu ý đọc và hiểu kỹ đề thi. Ở phần câu hỏi lý thuyết, nếu không đọc kỹ, thí sinh sẽ dễ bị mắc bẫy bởi những từ “hiểm”. Nếu không nắm chắc lý thuyết, chỉ cần hiểu sai một từ sẽ đưa ra lời giải sai. Thêm nữa, thí sinh cũng cần cẩn thận với nội dung câu hỏi dạng đan xen giữa bài tập với lý thuyết. Tuy những bài này ít tính toán nhưng lại đòi hỏi người làm phải có tính phát hiện, khả năng tổng hợp cao. Về kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa học, lãnh đội tuyển Hóa học (có nhiều HS đoạt giải quốc gia và quốc tế) Trần Xuân Phú cho rằng: Đề thi ĐH, CĐ môn Hóa học luôn chia đều số lượng câu hỏi lý thuyết và câu hỏi bài tập. Môn Hóa liên quan đến nhiều loại chất, mỗi chất có nhiều tính chất khác nhau và đi cùng với nó là các công thức Hóa học. Nếu người học không nắm chắc các công thức này thì khó có thể giải bài được. Còn về lý thuyết Hóa, khác với môn Vật lý, câu hỏi lý thuyết Hóa thường hỏi thẳng vào vấn đề, điều này giúp người đi thi ít mắc sai lầm, nhưng để làm bài tốt rất cần nắm chắc lý thuyết. Thầy Phú cũng đưa ra cảnh báo khi làm bài thí sinh thường hay mắc lỗi do nhầm lẫn hoặc nhớ thiếu tính chất của chất hiếm gặp, đặc trưng. Để làm bài tốt, thí sinh cần phải nắm chắc được phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Khi làm bài, nên đọc lướt qua đề và tìm những câu hỏi dễ, nằm trong khả năng của mình thực hiện trước. Tuyệt đối tránh việc sa đà vào những câu hỏi phức tạp, chỉ nên quan tâm tới những câu hỏi này khi còn thời gian. Còn với môn thi Vẽ của khối V, nhiều thí sinh dự thi vào khối năng khiếu của các trường Kiến trúc, Mỹ thuật đưa ra lời khuyên: Khi làm bài thi Hình họa, cần phải xét tới bố cục toàn bài sao cho cân đối, hài hòa giữa hình với nền, giữa hình với hình; dùng sắc độ đậm nhạt của bút chì để thể hiện bề dày của khối, có chính, có phụ và sự tương tác của mẫu trong không gian; đảm bảo thấy được đầy đủ các chi tiết theo không gian xa, gần. Với bài thi Bố cục màu, cần thể hiện đúng chủ đề, đầy đủ thông tin của đề thi; cân đối hài hòa giữa hình với nền, không phạm quy, có nhịp điệu để dẫn hướng thị giác; màu sắc đậm nhạt rõ ràng, chính xác, thể hiện hài hòa các tông màu nóng - lạnh và có tông màu chủ đạo. Nhiều lưu ý được đưa ra, theo đó Vẽ là một môn nghệ thuật nên cần có sự sáng tạo, bài thi sẽ được đánh giá cao nếu các bạn thể hiện được cách nhìn riêng của mình. Thí sinh cũng cần nhận dạng chính xác đề thi để không vẽ lan man, sai chủ đề. Theo Thethaohangngay
Xem thêm tại đây:
Tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2013
|
Chia sẻ bí quyết làm bài thi đại học môn toán đạt điểm cao. Cách phân loại câu hỏi khó dễ, cách trình bày, cách phân chia thời gian hợp lý làm bài môn Toán.
“Thi vào lớp 6 trường chất lượng cao xếp thứ 20/925; Giải khuyến khích Violympic toán tiếng Việt Quốc gia; Violympic Toán tiếng Anh cấp tỉnh Xếp hạng 30...” - đây chỉ là hai trong số rất nhiều giải thưởng mà em Ánh Mai - học sinh lớp 5, trường tiểu học Victory, Buôn Mê Thuột đạt được nhờ phương pháp học vô cùng đơn giản mà hiệu quả.
Hoàng Nhân Dũng (THPT Chuyên Hà Tĩnh) là một trong những á khoa khối B xuất sắc tại Tuyensinh247. Trong kỳ thi TN THPT 2021, em đã đạt kết quả 28.65 điểm (Toán: 9.4, Hóa: 9.25 và Sinh: 10) và trở thành tân sinh viên đại học Y Hà Nội.
“Cần phải sớm xác định được mục tiêu của mình. Tìm phương pháp phù hợp và tập trung vào môn học của khối thi để tránh học lan man….” - đó là những chia sẻ của Phạm Thanh Tùng - thủ khoa khối C tại Tuyensinh247.
Trần Cao Sơn (học sinh trường THPT Hùng Thắng - Hải Phòng) là thủ khoa toàn quốc khối A. Xuất sắc giành được 9,8 điểm môn Toán; 9,75 điểm môn Vật lý và 10 điểm môn Hóa, tổng số điểm khối A của Sơn là 29.55 điểm.