Bí quyết làm tốt bài thi môn Hóa học

Để làm tốt bài thi môn Hóa không chỉ nắm vững kiến thức mà chúng ta cần phải cực kì cẩn thận với những câu hỏi \"đánh lừa\" làm mất điểm.

Kinh nghiệm thi môn Hóa của các bạn thi trước

Thành Nhân (THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5): “Nhiều lần mình bị sai ở phần phân biệt các chất vì không biết phải dùng thuốc thử nào trước, rồi lại quên mất hiện tượng đặc trưng như kết tủa màu gì.”

Thùy Vân (THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận): “Vì thiếu điều kiện của phản ứng mà mình mất hết điểm viết phương trình luôn.”

Lê Thành Nhân (THPT Vũng Tàu, Bà Rịa — Vũng Tàu): “Hóa hữu cơ làm mình ngán nhất ở cách đọc tên của chất. Mà không đọc được thì rất hay sai khi viết công thức cấu tạo.”

Mỹ Duyên (THPT Thủ Thiêm, Q.2): “Mình thấy đọc không kỹ đề là dễ sai nhất. Ngoài ra cân bằng phương trình sai là cũng “đi tong” cả bài”.

Bí quyết làm bài Hóa tốt

Với bí quyết của thầy Lê Minh Xuân Nhị (giáo viên Hóa trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3), teen sẽ đỡ băn khoăn nhiều đó.

“Chỉ điểm” lỗi sai khi thi:

- “Câu nào sau đây không đúng” đọc nhầm thành “câu nào sau đây đúng”, hoặc ngược lại.

- Bài tập chia hỗn hợp thành 2 phần rồi tiến hành cách thí nghiệm, cuối cùng hỏi khối lượng hỗn hợp ban đầu các bạn thường quên nhân 2, hoặc ngược lại.

- Tính phần trăm số mol thì lại tính phần trăm khối lượng, hoặc ngược lại.

- Quên tính đến hiệu suất phản ứng.

Chạy nước rút ôn tập

- Các bạn hãy làm một bảng hệ thống kiến thức các chất, hợp chất đã học, nắm được chúng có những tính chất nào, các phản ứng minh họa (như khung dưới). 

 

Khái niệm

Đồng phân Danh pháp

Tính chất vật lí

Tính chất hóa học

Điều chế

Ứng dụng

Ankan

 

 

 

 

 

 

Xicloankan

 

 

 

 

 

 

 - Tìm những mối liên hệ của những kiến thức đã học với thực tế cuộc sống, hoặc gắn nó với một hình ảnh, âm thanh nào đó. Ví dụ, để nhớ các quặng sắt, hãy nhớ:

Hematit đỏ là Fe2O3 khan (hematit có chữ “h” — Fe2Ocó hai sắt)

Hematit nâu là Fe2O3.nH2O (nâu có chữ “n” — có nước)

Xiderit là FeCO3 (Xi phát âm giống chữ “c” (tiếng Anh) --> Có C) …

 

Khi làm bài thi chúng ta phải hết sức bình tĩnh tránh nhầm lẫn 

Vác ba lô đi thi

Bước 1: Lướt qua toàn bộ đề thi để làm các câu lí thuyết. Phần nội dung này đã chiếm khoảng 50% số điểm.

Bước 2: Làm các bài tập dễ. Đây là phần chiếm khá nhiều thời gian làm bài và yêu cầu các em phải làm cẩn thận, chắc chắn từng câu một.

Bước 3: “Thanh toán” số bài tập lạ và khó. Sau đó dành 5 phút cuối cùng để kiểm tra lại lần nữa các câu đã trả lời.

Bước 4: Tô 1 đáp án cho tất cả những câu không biết làm (toàn bộ A, hoặc toàn bộ B…). Thông thường, trong đáp án, bốn lựa chọn A, B, C, D được phân bố khá đồng đều, nên hãy chọn đáp án nào ít được chọn nhất trong số những câu đã làm.

Theo Thethaohangngay