Bộ GD-ĐT cho phép trường ngoài công lập lên phương án tuyển sinh riêng\"Chắc chắn sẽ không có việc Bộ hy sinh chất lượng để đảm bảo số lượng tuyển sinh của bất cứ trường nào.\" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga bày tỏ quan điểm về việc hạ điểm sàn. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã đề nghị Hiệp hội Các trường ngoài công lập gấp rút xây dựng Đề án tuyển sinh riêng để Bộ xem xét tính khả thi. Cuối giờ chiều hôm qua 5.3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trao đổi với báo chí xung quanh buổi làm việc giữa Bộ với Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập sáng cùng ngày. Ông Ga cho hay: Quan điểm của Bộ là theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, Bộ ủng hộ tất cả các trường có đủ điều kiện thì xây dựng phương án tổ chức tuyển sinh riêng. Phương án này có thể là thi tuyển, xét tuyển, hoặc kết hợp cả thi và xét tuyển. Nhưng dù phương án nào cũng phải có tính thuyết phục, đảm bảo chất lượng đào tạo và tính công bằng, tạo cho xã hội có cơ chế giám sát để yên tâm về chất lượng.
Với phương án xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, Bộ cũng lưu ý với hiệp hội là hiện nay Bộ đã cho phép các trường khối nghệ thuật được xét tuyển môn điều kiện là môn văn. Thế nhưng chỉ với một môn điều kiện đó thôi mà xã hội đã có nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng không tốt nếu chỉ xét mà không thi. Do vậy, nếu xét nhiều môn phổ thông để vào ĐH thì chúng ta phải lường trước rằng dư luận sẽ lo ngại về chất lượng đầu vào với những trường tuyển sinh theo hình thức này. Hiệp hội cần cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi cuối cùng vẫn là chất lượng đầu ra của những người được đào tạo có được xã hội chấp nhận hay không. Ghép hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) cũng là một phương án lâu dài mà Bộ tính tới. Tuy nhiên, hiện nay tính chất của hai kỳ thi là khác nhau. Nếu lấy kết quả phổ thông thì đề thi phải có tính phân loại cao hơn, kỷ luật phòng thi phải nghiêm túc… Còn việc bỏ điểm sàn hoặc có nhiều mức điểm sàn khác nhau thì sao? Bộ làm gì để tháo gỡ khó khăn cho các trường công lập ngay trong năm nay? Quan điểm của Bộ là không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập. Nếu cho các trường ngoài công lập được tuyển sinh một mức điểm sàn riêng thì xã hội sẽ càng có quan niệm phân biệt hai loại hình trường này. Việc làm đó chỉ giải quyết được vấn đề tuyển sinh trước mắt của các trường trong một vài năm nhưng như vậy, sẽ rất khó khăn cho các em ở các trường ngoài công lập khi ra trường, tìm kiếm việc làm. Việc bế tắc trong tuyển sinh khi ấy sẽ trở lại và chắc chắn càng trầm trọng hơn. Năm nay, Bộ đang nghiên cứu đổi mới cách xây dựng mức điểm sàn. Làm sao số lượng thí sinh đạt điểm sàn dồi dào hơn, tạo nguồn tuyển cho các trường ở địa phương và các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, chất lượng đầu vào vẫn phải đảm bảo, dù điểm sàn thay đổi thế nào thì vẫn phải đạt chất lượng tối thiểu, không thể hạ điểm sàn một cách quá mức. Các trường ngoài công lập cho rằng, việc thiếu hụt nguồn tuyển còn do các trường công lập lớn khi tuyển sinh cũng “vét” thí sinh đến tận điểm sàn. Bộ sẽ tác động ra sao để giải quyết vấn đề này? Hiện nay do chưa có quy định về phân tầng các trường ĐH nên chưa có cơ sở để quy định loại trường nào thì được phép tuyển sinh ở mức điểm nào là phù hợp. Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn về phân tầng ĐH để trình Chính phủ. Khi nghị định này được thông qua thì loại trường hạng 1 sẽ phải có mức điểm tuyển sinh cao, hạng 2 thấp hơn… Sẽ có cơ chế để buộc các trường muốn giữ danh tiếng trường chất lượng cao thì buộc phải tuyển sinh mức điểm cao. Tuy nhiên, năm nay Bộ cũng đã thay đổi Quy chế tuyển sinh, không cho phép các trường tuyển sinh nguyện vọng sau lại thấp hơn điểm của nguyện vọng trước để đảm bảo không ảnh hưởng nguồn tuyển của các trường tốp dưới. Như ông nói, Bộ đã đồng ý cho các trường ngoài công lập xây dựng phương án tuyển sinh riêng. Vậy tiêu chí nào để Bộ đánh giá phương án đó có được phê duyệt hay không? Chưa có tiêu chí cụ thể nhưng Bộ đã có những yêu cầu rất rõ với những trường có phương án tuyển sinh riêng. Ví dụ, phải đảm bảo sự công bằng, không phát sinh những khó khăn, căng thẳng mới cho xã hội; không được tái diễn tình trạng thí sinh cả nước đổ xô lên thành phố luyện thi, không luyện thi ở đó thì không thể đỗ ĐH được… Nói tóm lại, các trường ngoài công lập sẽ phải gấp rút xây dựng phương án tuyển sinh riêng để Bộ xem xét, phải chứng minh được là phương án tuyển sinh riêng sẽ tốt hơn so với cách thức tuyển sinh chung. Nếu chứng minh được thì Bộ mới yên tâm cho triển khai. Chắc chắn sẽ không có việc Bộ hy sinh chất lượng để đảm bảo số lượng tuyển sinh của bất cứ trường nào.
Tuệ Nguyễn (TN)
Xem thêm tại đây:
Tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2013
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Điểm sàn đại học cao cẳng năm 2008,2009,2010,2011,2012 các khối A,B,C,D,A1 trở lại đây cho thấy rằng dao động các mức điểm sàn không quá chênh lệch giữa các năm với nhau, thêm một điểm chung khá thú vị là thời điểm công bố điểm sàn chính thức thường vào ngày 08-08 hàng năm.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.