Sau khi dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025 được công bố, học sinh cũng như các trường Đại học cảm thấy lo lắng về việc Bộ GD giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm còn 20% và các quy định liên quan đến xét tuyển sớm. Bộ GD đã có những giải thích phù hợp cho dự thảo quy chế 2025 như sau:
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, trả lời về dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ 2025.
Những điểm mới dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2025
- Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học có những điểm mới nào so với hiện nay, thưa bà?
- Dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến xã hội, có một số nội dung mới, tập trung vào hai điểm quan trọng đã được trao đổi và thống nhất tại hội nghị giáo dục đại học hồi tháng 8.
Thứ nhất là khắc phục những bất cập khi cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển đối với cùng một ngành hay chương trình đào tạo. Một số trường đã dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm hay quy định điểm cộng quá lớn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.
Thứ hai là đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo tác động tích cực tới việc dạy và học ở cấp THPT.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung khác chủ yếu mang tính kỹ thuật, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức đăng ký và xét tuyển.
>> Xem thêm: Dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 chi tiết Tại Đây
Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm còn 20%
- Để khắc phục bất cập mà bà vừa nói, Bộ dự kiến khống chế tỷ lệ xét sớm là 20%. Cơ sở nào Bộ đưa ra con số này?
- Chúng tôi căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh những năm qua. Xét tuyển sớm tối đa 20% chỉ tiêu nhằm tập trung tuyển những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội, hạn chế tác động đến việc học tập của học sinh ở kỳ II năm lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT.
Điều quan trọng nhất là tạo sự công bằng. Rõ ràng, không phải em nào cũng có khả năng tham gia xét tuyển sớm khi chưa hoàn thành chương trình lớp 12.
Việc giảm quy mô xét tuyển sớm cũng sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tuyển sinh của các trường. Có xét tuyển sớm hay chỉ xét trong đợt chung thì tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển không thay đổi, tại sao phải vất vả chạy đua xét tuyển sớm? Tại sao học sinh chưa hoàn thành lớp 12 phải vất vả nộp hồ sơ nhiều nơi, rồi không yên tâm học tập.
Trong khi đó, Bộ đã có một hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung với đầy đủ dữ liệu, trực tuyến hoàn toàn, thuận lợi cho cả thí sinh và các trường. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại trào lưu tuyển sinh sớm (phổ biến 5- 6 năm trở lại đây), một cách khách quan, để có giải pháp căn cơ, giải quyết dứt điểm những bất cập phát sinh từ đó.
Điểm chuẩn các phương thức, các tổ hợp quy về 1 thang chung
- Một quy định mới khác là điểm xét tuyển và điểm chuẩn các phương thức, tổ hợp phải được quy đổi về một thang chung. Vì sao Bộ đưa ra quy định này?
- Có hai cách để xét tuyển chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp.
Cách thứ nhất là phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng phương thức, thậm chí cho từng tổ hợp, từ đó áp dụng các tiêu chí xét tuyển để tính điểm của thí sinh, lấy từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu.
Cách thứ hai là quy đổi điểm xét của các phương thức, tổ hợp về một thang chung, thống nhất với mỗi ngành hay chương trình.
Những năm qua, hầu hết trường chọn cách thứ nhất, chủ yếu xét tuyển sớm vì muốn hoàn thành kế hoạch tuyển sinh. Vấn đề là khó có cơ sở khoa học hay thực tiễn cho việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp, dẫn tới xuất hiện những vấn đề như chênh lệch điểm chuẩn bất hợp lý giữa các phương thức.
Do vậy, dự thảo áp dụng cách thứ hai, trừ trường hợp xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội.
Khi quy đổi, các trường phải bảo đảm cơ hội để mọi thí sinh có thể đạt mức điểm tối đa của thang điểm chung, đồng thời không ai vượt mức tối đa này. Điều này buộc các trường phải nghiên cứu việc cộng điểm ưu tiên, khuyến khích, qua đó hạn chế lạm dụng, gây bất công bằng giữa các thí sinh có điều kiện đầu tư cho học tập khác nhau.
- Cơ sở nào để Bộ cho rằng cách này công bằng hơn, trong khi quy mô, độ khó giữa các kỳ thi, cụ thể là thi tốt nghiệp và thi đánh giá năng lực, tư duy là khác nhau?
- Câu hỏi đặt ra là dựa trên căn cứ nào các trường đưa ra phương thức hay tổ hợp xét tuyển khác nhau cho một ngành hay chương trình, khi mà yêu cầu đầu vào về nguyên tắc phải như nhau.
Việc quy điểm xét tuyển về một thang nhằm đảm bảo các trường chọn được những phương thức phù hợp nhất, so sánh được thí sinh để chọn người vào học, cho dù sử dụng điểm thi tốt nghiệp, học bạ hay kết quả các kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế.
Thời gian qua, việc xét tuyển theo chỉ tiêu của từng phương thức mà không dựa trên đối sánh, quy đổi tương đương gây mất công bằng giữa các thí sinh. Do đó, các quy định sửa đổi nhằm làm tăng trách nhiệm của các trường, phải nghiên cứu thấu đáo để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp, phương thức mà không có căn cứ giải thích.
- Nếu được thông qua, việc tuyển sinh của các trường thay đổi thế nào?
- Tác động lớn nhất là việc xét tuyển sớm của các trường sẽ tự động bị hạn chế. Dự thảo yêu cầu chỉ tiêu xét tuyển sớm phải bảo đảm điểm trúng tuyển (quy đổi) của các phương thức xét tuyển sớm không thấp hơn đợt theo kế hoạch chung.
Khi đó, tất cả thí sinh dự tuyển vào một ngành sẽ được xét công bằng dựa trên thang và điểm chuẩn chung. Cơ hội trúng tuyển của những em có năng lực thực sự tăng lên. Các trường cũng vẫn được xét tuyển sớm để chủ động cạnh tranh tuyển được những thí sinh giỏi nhất, đầu vào cũng tăng.
Ngoài ra, một số bất cập được khắc phục, như việc các trường phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho xét tuyển sớm, mà lợi ích mang lại chỉ là tâm lý chủ động và yên tâm hơn.
- Như bà nói, việc xét tuyển sớm sẽ tự động bị hạn chế. Vậy quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ra sao?
- Bộ đưa ra các quy định để thực hiện một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, là công bằng. Các quy định này sẽ nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo, chứ không tạo ra rào cản nào hay nhằm buộc các trường dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Từ hai năm nay, Bộ cung cấp đầy đủ dữ liệu về kết quả học tập THPT và hỗ trợ các trường tổ chức kỳ thi riêng, đưa kết quả thi lên hệ thống chung, tạo điều kiện thuận tiện để xét tuyển.
Quyền tự chủ của các trường, theo luật định, phải luôn gắn chặt với trách nhiệm xã hội, trước hết cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong giáo dục. Luật Giáo dục đại học giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh, là công cụ quản lý nhà nước để điều chỉnh việc này.
Theo Báo Vnexpress
Sau khi dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025 được công bố, học sinh cũng như các trường Đại học cảm thấy lo lắng về việc Bộ GD giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm còn 20% và các quy định liên quan đến xét tuyển sớm. Bộ GD đã có những giải thích phù hợp cho dự thảo quy chế 2025 như sau:
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.