Chấn chỉnh lạm thu
Trả lời câu hỏi của VTC News về giải quyết thế nào tình trạng lạm thu đầu năm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Việc quản lý lạm thu, dạy thêm, dạy trước lớp 1, thi tuyển vào lớp 1 là việc trước hết của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Nhiệm vụ của Bộ là ra các văn bản hướng dẫn.
Trong trường hợp có vi phạm, báo chí hoặc nguồn thông tin nào cung cấp đến, Bộ luôn sẵn sàng trao đổi với địa phương để giải quyết vấn đề.
|
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời về các vấn đề 'nóng' đầu năm học mới (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Năm nay, tỷ lệ chi ngân sách cho đào tạo là 20% tổng chi ngân sách. Về khách quan, gặp rất nhiều khó khăn, bởi hiện chỉ có 17/63 tỉnh, thành đảm bảo được nguồn chi ngân sách. Các cơ sở giáo dục phải thực hành tiết kiệm, sắp xếp chi tiêu”.
Để giải quyết tình trạng lạm thu, Bộ GD-ĐT xây dựng các văn bản pháp lý để quản lý việc thu trong trường học, hiện các văn bản pháp lý đã tương đối đầy đủ. Quan trọng phải đảm bảo 3 công khai để phụ huynh học sinh, xã hội kiểm soát được tình hình thu trong trường học.
Từ đầu năm đến nay, Bộ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo đến các Sở GD-ĐT. Bên cạnh đó, UBND các cấp phải có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát để phát hiện xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho biết Bộ cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát thanh tra để hành lang pháp lý ban hành phải được thực hiện đúng, kiên quyết cùng địa phương xử lý hiện tượng thu không đúng quy định.
Phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội liên quan cũng cần tham gia phát hiện để thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý để kiểm soát, xử lý.
Ông Phạm Ngọc Phương, Phó Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết năm học mới này, Bộ và các Sở GD-ĐT sẽ tăng cường các giải pháp quản lý, chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố ra Quyết định ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn với sự vào cuộc của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị trên địa bàn, TP Hồ Chí Minh có quy định về quản lý các nguồn tài trợ tự nguyện, Hà Nội khuyến khích và sẽ bảo vệ phụ huynh tố giác trường học lạm thu.
Đủ chỗ học cho “heo vàng”
Trước câu hỏi của VTC News: Trẻ sinh năm “heo vàng” 2007 vào lớp 1 năm nay tăng đột biến, nhất là ở các thành phố lớn. Điều này khiến nhiều trường không đủ điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng. Lãnh đạo Bộ có giải pháp gì để tránh cho học sinh lớp 1 thiếu chỗ học trong năm học mới?
Trả lời về vấn đề này, bà Trần Thị Thắm, Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc số trẻ đến trường tăng mạnh vào năm nay đã được dự báo từ nhiều năm trước, vì thế, các địa phương đều đã chủ động chuẩn bị về cơ sở vật chất chuẩn bị chỗ học cho các em.
“Hiện nay, các thành phố lớn không có học sinh nào không có chỗ học. Thực tế sĩ số có thể đông hơn so với quy định”, bà Thắm khẳng định.
Không dạy chữ trước khi vào lớp 1
Trước tâm lý của nhiều phụ huynh muốn cho con đi học chữ trước, bà Trần Thị Thắm khẳng định không dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 bởi điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tâm sinh lý của trẻ. Học chữ trước sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, sự chủ quan của trẻ vào lớp 1.
|
Bộ GD-ĐT khẳng định: Không dạy chữ trước khi trẻ vào lớp 1 |
Các trường mầm non và tiểu học thực hiện đúng chỉ thị thì trẻ vào lớp 1 là như nhau. Bên cạnh việc tuyên truyền để phụ huynh hiểu là điều rất quan trọng thì ngành cũng sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý những hoạt động này.
Nhưng trước phản ánh nhiều phụ huynh cho rằng nều không học chữ trước, con cái của họ sẽ không thể vượt qua kỳ “tuyển sinh” của nhiều trường. Lý giải cho việc “sát hạch” này, bà Trần Thị Thắm cho rằng Bộ đã chỉ đạo không được tổ chức thi vào lớp 1 trên cả nước.
Một số trường ở Hà Nội có tổ chức tuyển chọn đầu bằng việc kiểm tra các chỉ số nào đó vào chứ không phải thi chữ, không kiểm tra kiến thức.
Nhiều ý kiến cho rằng trẻ học chữ trước bởi vì chương trình lớp 1 nặng, bà Thắm cho rằng hiểu như vậy không đúng vì nhiều nơi kể cả học sinh dân tộc thiểu số, không học trước ngày nào cuối cùng vẫn học bình thường.
Đối với quy định không chấm điểm học sinh lớp 1 mà Bộ vừa ban hành, bà Thắm cho biết, quy định này nhằm động viên, khuyến khích ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Lâu nay chúng ta quá quen với việc chấm điểm, phụ huynh thấy con được 9-10 điểm thì khen, 7-8 điểm thì chê trách, gây áp lực cho học sinh.
Hướng dẫn của Bộ là đổi mới đánh giá nhưng không có nghĩa là không theo dõi học sinh. Trong quá trình dạy vẫn phải theo dõi đánh giá thường xuyên về nhiều yếu tố, năng lực, phẩm chất của học sinh chứ không chỉ có điểm số.
Theo vtc
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
- 100% chương trình mới đầy đủ theo ba đầu sách
- Học tập thông minh, mọi lúc mọi nơi, bứt phá điểm số nhanh chóng
- Top giáo viên hàng đầu cả nước với hơn 10 năm kinh nghiệm
Xem ngay lộ trình học tập: Tại đây
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
Nếu em đang:
- Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
- Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
- Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước
Tuyensinh247 giúp em:
- Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
- Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
- Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY