Bộ GD yêu cầu tăng cường chất lượng dạy và học khi HS trở lại trườngBộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở GDĐT thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập. Tránh gây áp lực, quá tải với học sinh Theo đó, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, qua truyền hình của các nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp điều kiện thực tế và tình hình kiểm soát dịch Covid-19 tại địa phương. Khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lí, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường. Tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các học sinh không tiếp cận được truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh. Sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá định kì theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức. Riêng đối với giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện theo Công văn số 3676/BGDĐT-GDMN ngày 26/8/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục mầm non. Phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, chia sẻ khó khăn, hết lòng vì học sinh, các thầy, cô giáo cần hướng dẫn tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức cho các đối tượng học sinh bảo đảm chất lượng; không thu thêm kinh phí để tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Bố trí thời gian hợp lý hỗ trợ, bù đắp kiến thức cho học sinh Các Sở GDĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, theo đó chú trọng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học chủ động, tích cực, tự lực của học sinh; học sinh là chủ thể hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên để khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Qua đó, trong mỗi bài học, giáo viên có điều kiện hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp học; bố trí thời gian hợp lý để hỗ trợ, bù đắp nội dung kiến thức còn thiếu ngay trong từng bài học cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập, nhất là những học sinh gặp khó khăn về điều kiện học trực tuyến, học qua truyền hình trong thời gian phải tạm dừng đến trường. Duy trì tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp, cụ thể: đối với các trường cho học sinh đi học bình thường, tiếp tục sử dụng hệ thống học liệu dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình hỗ trợ dạy học trực tiếp; đối với các trường chia nhóm cho học sinh đến trường học tập, tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp với các nội dung phù hợp để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình. Tiếp tục xây dựng các video bài giảng hỗ trợ dạy học trực tuyến giúp học sinh có thể tự học để giảm thời gian tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp và phát triển năng lực tự học cho học sinh theo hướng dẫn tăng cường năng lực dạy học trực tuyến của Bộ GDĐT. Tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh học tập trực tuyến, học tập qua truyền hình bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) và an toàn thông tin trên môi trường mạng. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tổ chức và quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường cũng như việc đi lại hằng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Theo Bộ GD&ĐT DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Năm 2025, có những trường Đại học nào sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển? Các bạn học sinh 2K7 tham khảo ngay nhé.
Chiều ngày 20/1, Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA) công bố trường sẽ tuyển sinh hệ kỹ sư dân sự với 8 ngành đào tạo sau 6 năm tạm dừng.
Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội HSA 2025 được tổ chức trong 6 đợt thi, lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Hà Nội diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6. Và cách đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQGHN như thế nào? Chi tiết cụ thể được đăng tải bên dưới.
Ngày 20/1, trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố phương thức xét tuyển năm 2025 dựa trên 4 phương thức xét tuyển khác nhau. Trong đó, trường cũng công bố chi tiết về đối tượng, điều kiện xét tuyển, thời gian xét tuyển.