Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí bậc Đại học từ 2021

Bộ GD-ĐT đang dự thảo đề xuất từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5% so với năm học 2020-2021.

Thông tin này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Nghị định này nếu được thông qua sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021-2022).

Theo dự thảo này, cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ và tiêu chí kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc chương trình chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí đối của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng điều kiện tự chủ được xác định mức học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại nghị định này.

Cơ sở giáo dục đại học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định mức học phí không vượt trần học phí.

Về khung học phí giáo dục đại học, theo Bộ GD-ĐT, tại Nghị định số 86, mức trần học phí chưa phù hợp với một số ngành, nghề đào tạo, ví dụ lĩnh vực khoa học sức khỏe, các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi thời lượng đào tạo về thực hành lớn, cần nhiều chi phí thực hành. Khung học phí chưa gắn với định mức kinh tế kỹ thuật và kiểm định chất lượng đầu ra của cơ sở giáo dục đại học.

Cơ sở giáo dục đại học đã tự đảm bảo chi thường xuyên nhưng vẫn áp dụng chung mức học phí với chương trình đại trà, chưa đủ bù đắp chi thường xuyên, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc đại học được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Do đó, Bộ GD-ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước như sau:

Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.

Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.

Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đáp ứng khoản 17 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Giáo dục Đại học, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Bộ trưởng GD-ĐT phải đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế trong vòng 2 năm kể từ khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp thì được tự xác định học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Theo Vietnamnet

Xem thêm tại đây: Học phí Đại học Cao đẳng
  • Kỳ thi V-SAT không phải là bài thi của Bộ GD

    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.

  • Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) trở thành Đại học

    Ngày 15/11, NEU - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chính thức thành Đại học. Là 1 trong 9 Đại học trên cả nước.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.

  • Đánh giá năng lực 2025 thi mấy môn?

    Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.