Bộ Giáo dục \"đẻ\" ra trường ngoài công lập, nhưng không \"nuôi\"PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: “Thật đau đớn! Bộ GD & ĐT “đẻ” ra “đứa con” là các trường ngoài công lập nhưng lại quyết định dừng tuyển sinh rồi đình chỉ. Đó là không hợp lý, là làm ngược với thế giới. Không cho tuyển sinh, các trường đang dần “chết”. Vậy, cái chết này thuộc về ai?”. Đó là những lời chia sẻ đầy tâm huyết của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập Việt Nam về việc Bộ GD & ĐT quyết định dừng tuyển sinh đối với 7 trường ĐH, CĐ thuộc hệ thống ngoài công lập (NCL). Và mới đây nhất, Bộ cũng cho biết, nếu các trường này không khắc phục được về quy chuẩn về sở hữu đất và đội ngũ giảng viên cơ hữu thì sẽ phải đóng cửa.
- Ông có đánh giá như thế nào về quyết định của Bộ GD & ĐT về việc dừng tuyển sinh với 7 trường ĐH, CĐ ngoài công lập?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Tôi thấy đau đớn. Bộ GD “đẻ ra” nhưng không nuôi, lại vứt bỏ nó, trách nhiệm thuộc về Bộ. Bộ GD không giúp mà lại làm khó, trường không có học sinh, bị dừng tuyển sinh là trường sẽ dần chết. Vậy, cái chết thuộc về ai? Như vậy là thiệt hại rất nhiều tiền của và không có chỗ cho con em đi học. Mình sinh ra một đứa con dù có bị suy dinh dưỡng thì mình phải tìm mọi cách nuôi dưỡng nó chứ không phải bỏ rơi. Đó là vô trách nhiệm! - Tại sao ông khẳng định Bộ GD không “nuôi” các trường NCL?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Thứ nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách xã hội hóa một số lĩnh vực, trong đó có quy định phải giao đất sạch cho các cơ sở giáo dục không kể công hay tư, lại còn cho vay tín dụng ưu đãi. Đó là chủ trương tuyệt vời của Chính phủ, nhưng không ai làm, Bộ GD không làm mà chỉ kiểm tra, đình chỉ. Như vậy đình chỉ là không hợp lý.
Thứ hai, không tạo điều kiện cho các trường NCL thực hiện. Ví dụ, cho trường vay tiền như các doanh nghiệp thậm chí còn đánh thuế. Tôi thấy ở Đài Loan, họ cho các trường đất và vay tiền không tính lãi. - Vậy theo ông là tiêu chuẩn đất đai áp dụng không hợp lý đối với đứa con NCL?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Quy định 25 m2/sinh viên là không hợp lý. Hiện nay, các trường NCL nhiều đất đai là không có. Đó là căn cứ đã cũ, lạc hậu. Quy định đó không còn phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Vì các trường ĐH công lập hiện nay cũng đâu có đủ điều kiện đó (Trường ĐH Xây dựng chỉ có 0,84m2/sv, ĐH Luật 0,67 m2/sv, ĐH Thương Mại và ĐH Ngoại Thương có 1,8m2/sv…) và hiện nay giá đất “trên trời”, vậy làm sao các trường đáp ứng được? Ngoài ra, theo tôi quy định có bao nhiêu cán bộ cơ hữu (số lượng tiến sỹ, thạc sỹ trong trường) là chưa hợp lý vì thực tế Việt Nam không có. Nếu bắt buộc có, tình trạng bằng giả, tiêu cực xảy ra… Ở các nước đâu có quy định như vậy, phải chăng Bộ GD đang đi ngược với thế giới(!) - Ông có thể giải thích thêm tại sao Bộ GD đang đi ngược?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Do chủ trương của Bộ nên các trường NCL không tuyển được học viên. Quan điểm của tôi là nên mở rộng đầu vào, siết chặt quản lý đào tạo trong trường, phải sàng lọc và cuối cùng phải thắt chặt đầu ra. Theo tôi, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Bộ GD nên quan điểm: Chất lượng không chỉ căn cứ vào “nguyên liệu” đầu vào, mà mình cần “chế biến” như thế nào và sản phẩm đầu ra rất là quan trọng. Qúa trình đại học sẽ phải “sàng lọc” tức là thắt chặt đào tạo hơn để tăng chất lượng nhân lực sau khi tốt nghiệp, nhu cầu đáp ứng công việc, phục vụ nhà nước như thế nào. Ở các nước trên thế giới đều làm như thế như ở Úc, Singapo, Malaisia hay Mỹ.
Giáo dục ở mình lại đi ngược, tức là buông lỏng quản lý trong việc đào tạo đại học và đầu ra khiến tạo ra nhiều “sản phẩm” không dùng được. Tại sao mình không để các trường NCL tuyển các học sinh tốt nghiệp phổ thông? Tất nhiên trường sẽ phải kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra đủ chất lượng thì cho vào học. Nên tôi nghĩ việc căn cứ vào điểm sàn mà không cho các trường tuyển là không hợp lý. - Vậy PGS muốn nhắn nhủ điều gì đến Bộ trưởng Bộ GD& ĐT?
PGS Trần Xuân Nhĩ: Trước hết tôi đồng tình với ý kiến của GS Trần Hồng Quân trong bức thư gửi Bộ trưởng Bộ GD và mong rằng Bộ trưởng GD lắng nghe tất cả những ý kiến đó, cần thiết hãy thảo luận để có những quyết sách đúng đắn, phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Bộ GD cần tìm mọi cách “nuôi” để nó sống và phát triển. Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông! Theo GDVN
Xem thêm tại đây:
Tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2012
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển giảm 2 phương thức so với năm 2024.
Thêm một trường đại học vừa thông báo không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ là điều kiện sơ tuyển thí sinh vào năm 2025. Trường cũng đã công bố cách thức xét tuyển phương thức từng ngành.
Nhiều học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 hụt hẫng, thấp thỏm,... trước thông tin thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm lùi lại sau ngày 31/5 - thời điểm kết thúc năm học.
Chiều nay (6.11), Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổ chức thi và sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH V-SAT năm 2025 với gần 20 trường ĐH.