Bố mẹ \"chật vật\" trông con nghỉ hè

Gửi con ở đâu trong những tháng nghỉ hè hiện đang là nỗi băn khoăn và lo lắng của khá nhiều bậc phụ huynh.

Nhiều bố mẹ chật vật vì không biết gửi con ở đâu trong dịp hè. Ảnh minh họa

“Mẹ về giải quyết ngay thôi”
Đang làm việc, chuông điện thoại của chị Thanh Hiền (Linh Đàm, Hà Nội) reo ầm ĩ. Bên kia đầu dây, giọng con gái liến thoắng: “Mẹ ơi, cháo chín rồi, thơm đến mức điếc cả mũi, con không thể chịu nổi”. Nửa tiếng sau, chuông điện thoại của chị lại reo: “Bụng réo ác quá, con định ăn tạm nửa bát thôi. Nhưng mà ngon lắm, con đã ăn no căng cả bụng rồi ạ”. Chị Hiền kể, số là trường Chip (tên thân mật của con gái chị) đã nghỉ hè nên cháu phải ở nhà một mình. Hàng ngày, đi làm ở đâu chị cũng phải tha lôi con theo. Tuy nhiên, hôm đó chị có cuộc họp nên không thể mang con theo. Lần đầu tiên phải ở nhà không có mẹ, trước khi đi làm, chị dặn con gái: “Khi có tình huống gì khẩn cấp, điện thoại cho mẹ ngay nhé”. Và kết quả là, 2 tiếng sau, con gái chị phát hiện ra tình huống rất khẩn: Nồi cháo chín!

Tại TPHCM, Sở GD&ĐT thành phố đã có văn bản hướng dẫn về hoạt động hè đối với trẻ mầm non. Theo Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT TPHCM), Sở khuyến khích các trường tổ chức giữ trẻ dịp hè để tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, nhà trường phải có trách nhiệm với học sinh, phải có các hoạt động vui chơi, vận động để trẻ phát triển năng khiếu chứ không dừng lại ở việc chỉ giữ và cho trẻ ăn. Ngoài ra, thực đơn cùng mọi chế độ ăn uống chăm sóc phải giữ nguyên nếp như trong năm học.


Chị Ngọc Lan (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) thì kể, chủ trương của chị là không cho con học thêm. Vì vậy, kỳ nghỉ hè 2 con của chị phải ở nhà chăm nhau cho bố mẹ đi làm. Thường ngày, trước khi đi làm chị nấu sẵn cơm và thức ăn cho các con. Sữa và hoa quả cũng được để ra từng ngăn cụ thể để các con biết mà sử dụng. Tuy nhiên, hai con chị vốn hay “hiềm khích” nên mẹ vừa lên cơ quan chưa ráo mồ hôi đã thấy điện thoại reo: “Mẹ ơi, cái Linh nó tu những hai hộp sữa rồi. Có nên cho em xem ti vi không mẹ, vì con đã cấm em chơi điện tử nên nó cứ lèo nhèo mãi”. Một lúc, cậu anh lại kiện: “Mẹ ơi, về giải quyết ngay thôi. Em Linh cho gì vào, tắc hết cả bồn rửa bát rồi mẹ ạ”…

Anh Lê Đức Hạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đau đầu, phải cầu cứu bạn bè vì chuyện gửi 2 con ở đâu trong tháng hè. “Mình mở một công ty, làm từ sáng đến tối. Vợ mình làm kế toán cùng cơ quan nhưng nghỉ hè, vợ tuyên bố sẽ chia đôi: sáng chồng trông con, còn chiều là vợ. Mình làm theo ý vợ thì công ty phá sản mất vì công việc đang vào mùa khó khăn. Vợ mình và mẹ chồng bất hòa nên không gửi con về quê hoặc nhờ mẹ lên trông được. Mình muốn thuê người giúp việc nhưng vợ mình cũng không thích. Giờ đến tháng hè, mình không thể sắp xếp được với kiểu hai ca: sáng- chiều thế này”, anh Hạnh nói.

Nhiều trường tổ chức học hè

Để giữ con trong 2 tháng hè, một số gia đình chọn giải pháp gửi con về quê hoặc nhờ bố mẹ lên thành phố trông con. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, một số trường mở cửa đón trẻ cả trong thời gian nghỉ hè. Thông thường, các trường công lập, phụ huynh muốn gửi con, phải viết đơn tự nguyện xin học. Ở trường dân lập, phụ huynh vẫn được gửi con qua hè như bình thường.

Theo thông tin Trường mầm non Hoa Hồng (phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), từ ngày 3/6, trường đã mở cửa đón trẻ. Phụ huynh nào muốn cho con học hè phải làm đơn xin học. Trường mầm non Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận trông trẻ ngay từ những ngày đầu tháng 6. Trong khi đó, các trường mầm non dân lập, thậm chí không có thời gian nghỉ hè. Cô Diệu Linh - Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Đô (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, do nhu cầu phụ huynh nên nhà trường tổ chức học cả 2 tháng hè cho học sinh. Trẻ ăn ở bán trú và đóng tiền học với mức phí như ngày thường. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh do đặc thù công việc phải về muộn, nhà trường cũng nhận trông trẻ đến 7h tối với mức phí thu thêm 10.000 đồng/tối. Trường Quốc tế Global (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thông báo đến các phụ huynh chương trình học hè kéo dài tới ngày 26/7. Trong đó, thời khóa biểu hè của học sinh mầm non tập trung nhiều vào các chương trình ngoại khóa.
 
Theo GĐ
  • Nghỉ hè, giới trẻ \"rủ nhau\" lên chùa học tu

    Thay vì đi du lịch, dã ngoại cùng gia đình và bạn bè, nhiều bạn trẻ đã đăng kí một khóa học tu ăn chay niệm phật, nghe giảng đạo trong chùa.

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.

  • Thời tiết tết 2019 tất cả các tỉnh trên cả nước

    Thời tiết những ngày cuối năm, thời tiết đêm giao thừa cũng như thời tiết ngày mùng 1 tết, mùng 2, 3, 4 tết sẽ nắng hay mưa, ấm hay lạnh là điều mọi người đang rất quan tâm để chuẩn bị cho các chuyến du xuân đầu năm Kỷ Hợi này.