Bộ trưởng GD: Xét tuyển Đại học sớm rất tai hại, mất công bằngSáng 9/8, tại Hội nghị Giáo dục đại học Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nêu quan điểm về việc xét tuyển sớm gây ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục phổ thông và gây mất công bằng khi xét tuyển theo các phương thức. Việc các đại học xét tuyển sớm có tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối, thí sinh đỗ sẽ không học nữa, rất tai hại, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm trên khi phát biểu kết luận tại Hội nghị Giáo dục đại học, do Bộ tổ chức, sáng 9/8. Theo ông Sơn, việc các trường dùng quá nhiều phương thức, để nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm rồi còn ít chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, đẩy điểm chuẩn lên rất cao, gây mất công bằng. Bộ trưởng nhấn mạnh các trường tự chủ cao trong tuyển sinh không có nghĩa thích làm gì thì làm. Việc tự chủ phải trong khuôn khổ các quy định. Vì vậy, thời gian tới, có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo phải siết các quy định để điều tiết. "Nguồn tuyển hiện dồi dào, các trường uy tín không phải lo lắng, không nên chen lấn xô đẩy", ông Sơn nói về việc các trường dùng quá nhiều phương thức xét sớm. Bộ trưởng GD Nguyễn Kim Sơn Trước đó, tại hội nghị, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, đề xuất bỏ phương thức xét tuyển sớm. Theo ông Phúc, hiện nhiều trường xét tuyển trước khi năm học kết thúc cả một học kỳ, thí sinh chưa hoàn thành chương trình THPT. Sau đó, một số cán bộ tư vấn thí sinh đặt nguyện vọng đỗ sớm lên đầu khi đăng ký xét tuyển chung. "Dù biết như vậy là không đúng nhưng họ vẫn tư vấn cho thí sinh, dẫn đến thiếu công bằng, làm mất cơ hội của thí sinh", ông Phúc nói. Ông Phúc cũng cho rằng việc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển rồi chia phần trăm khác nhau cho từng phương thức là không có cơ sở, gây mất công bằng cho thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau. Đại học Bách khoa TP HCM xét tổng hợp nhiều tiêu chí từ năm 2022, gồm điểm thi tốt nghiệp, điểm thi đánh giá năng lực, thành tích học tập, hoạt động xã hội, văn thể mỹ. Ngay trong năm đó, trường nhận 8.500 nguyện vọng đăng ký. Năm nay, con số này 17.200. "Chúng tôi cho rằng việc tuyển sinh tổng hợp các tiêu chí là công bằng", ông Phúc nói. Năm ngoái, 214 trong 322 trường xét tuyển sớm, không dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%). Trong các phương thức xét tuyển sớm, nhiều trường xét bằng học bạ từ tháng 1, sử dụng điểm học bạ của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Một số trường công bố điểm chuẩn ngay trong tháng 3. Hồi tháng 3, trả lời VnExpress, trưởng phòng Đào tạo của một đại học lớn ở Hà Nội từng phản đối việc nhiều trường xét tuyển sớm như vậy. Lý do là khi đó, học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 trong khi kiến thức bậc THPT chủ yếu rơi vào năm học này. Kỳ II lớp 12 cũng là thời gian để các em tích lũy thành tích như giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế. Vì vậy nếu xét tuyển quá sớm, nguồn dữ liệu có thể không đầy đủ. Tại hội nghị hôm nay, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng tuyển sinh sớm có những mặt tích cực nhưng thực tế còn phân tán. Ông cũng nhận được phản ánh từ nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo, phản ánh việc học sinh xao nhãng học tập dù chưa hoàn thành chương trình phổ thông, do biết đã đủ điều kiện trúng tuyển. Bộ cũng cho rằng không ít trường dùng nhiều phương thức xét tuyển phức tạp. Một số nơi chưa đảm bảo tính công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được lượng thí sinh ảo. Luật Giáo dục đại học cho phép đại học tự chủ tuyển sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện các trường sử dụng hơn 20 cách xét tuyển. Bộ nhiều lần khuyến khích các trường dùng điểm tốt nghiệp để xét đầu vào bởi cho rằng có độ tin cậy, bớt tốn kém, đảm bảo công bằng. Theo Báo Vnexpress
Xem thêm tại đây:
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2024
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.
Thông tin tuyển sinh năm 2025 của 1 trường Đại học lớn đã được công bố đến các thí sinh. Xem chi tiết thông tin phía dưới.
Những thí sinh nào sẽ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Người tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực, Người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế, người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng cần có những điều kiện sau:
Thi ĐGNL trong thời gian bao lâu? Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội bao nhiêu phút? Thời gian làm bài thi ĐGNL ĐHQG HCM, ĐGTD Bách khoa, ĐGNL Công an, ĐGNL Sư phạm? Thời gian từng phần thi trong bài thi Đánh giá năng lực được quy định như thế nào?