Do dịch Covid-19, nhiều trường ĐH chuyển sang học trực tuyến sau Tết Nguyên đán. Xem chi tiết dưới đây.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho sinh viên nghỉ học tập trung đến cuối tháng 3.
Theo đó với lịch học lý thuyết, sinh viên không học tập trung tại giảng đường mà được gửi bài giảng số để tự học và được bổ sung học trực tuyến qua hệ thống MS-Teams trong thời gian này. Lịch học sẽ được điều chỉnh để kết thúc chương trình lý thuyết vào cuối tháng 3.
Đối với lịch học thực hành lâm sàng, thực tập cơ sở thì tạm ngưng cho đến khi có thông báo mới. Lịch thi cuối kỳ tại phòng thi máy tính cũng tạm ngưng cho đến khi có thông báo mới.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM kéo dài thời gian nghỉ học ở trường đến hết tháng 2. Các phòng, ban sẽ thông báo kế hoạch học tập trực tuyến đến người học kịp thời.
Trường ĐH Ngoại Thương cho sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II – TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh học không tập trung từ ngày 22/2 (tức ngày 11 Tết âm lịch) đến hết ngày 7/3.
Ở trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Quảng Ninh, tổ chức giảng dạy trực tuyến từ ngày 22/2 đến hết ngày 7/3 theo đúng thời khóa biểu đang triển khai từ đầu học kỳ.
Việc học giáo dục Quốc phòng - an ninh đợt 1 dành cho sinh viên khóa 58, 59 sẽ hoãn đến khi có thông báo mới. Các đợt 2, 3 ,4 thực hiện theo kế hoạch đã thông báo.
Đối với các loại hình/bậc đào tạo khác, kế hoạch học tập cụ thể được thực hiện theo thông báo của các đơn vị quản lý đào tạo.
Đối với sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở II ở TP.HCM, sẽ thực hiện theo thông báo cụ thể.
Trường ĐH Nha Trang dạy trực tuyến học kỳ 2 năm học 2020-2021 ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Sinh viên sẽ học trực tuyến 2 tuần đầu tiên của học kỳ từ ngày 22/2 đến 6/3. Tất cả học phần theo thời khoa biểu đã công bố (trừ học phần thí nghiệm, thực hành, giáo dục thể chất và quốc phòng-an ninh).
Trong thời gian trên, trường yêu cầu sinh viên không tập trung về trường, hạn chế di chuyển và nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ học trực tuyến từ 22/2 đến hết ngày 7/3.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM dạy học trực tuyến từ 22/2 đến hết ngày 2/3.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dạy trực tuyến từ ngày 22/2 cho đến khi có thông báo mới.
Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), sinh viên học trực tuyến trong 3 tuần đầu tiên của học kỳ II (kể từ 22/2 đến 13/3) cho đến khi có thông báo mới.
Tương tự, sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) học trực tuyến trên Microsoft Teams từ 22/2 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cũng thông báo dạy trực tuyến đối với tất cả các lớp học phần lý thuyết, thảo luận, đồ án tốt nghiệp theo thời khóa biểu đã công bố. Việc áp dụng phương thức này sẽ được duy trì cho đến khi có thông báo mới.
Học viện Ngân hàng cũng cho sinh viện học trực tuyến sau Tết Nguyên đán cho đến khi có thông báo mới.
ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của học viên, sinh viên toàn trường đến hết ngày 28/2.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho sinh viên sẽ học trực tuyến từ 22/2 đến 28/2.
ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến tổ chức học trực tuyến trong 2 tuần từ 22/2.
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dạy trực tuyến từ 22/2 đến 28/2.
ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM dạy học trực tuyến thông qua e-Learning đến hết 28/2.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu các sinh viên không di chuyển khỏi nơi đang cư trú hiện tại và thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế).
Toàn trường sẽ triển khai phương thức dạy và học trực tuyến (online) cho các lớp học phần lý thuyết/bài tập trên hệ thống MSTeams từ ngày 22/2 đến hết ngày 6/3/2021.
Kế hoạch học tập kỳ 2 năm 2020 tạm thời được điều chỉnh lùi một tuần so với biểu đồ kế hoạch học tập đại học năm học 2020-2021. Đối với khóa 65, hai tuần thi của kỳ 1 năm 2020 dự kiến bắt đầu từ 8/3/2021 và có thể phải tiếp tục lùi muộn hơn.
Các hội đồng chấm đồ án/khóa luận tốt nghiệp đại học có thể họp và chấm tốt nghiệp theo phương thức online nếu đáp ứng đủ điều kiện đánh giá chính xác và khách quan.
Những lớp/phần kiến thức đặc thù không thể chuyển sang dạy online được tạm thời dừng.
Sau ngày 6/3/2021, căn cứ tình hình cụ thể, nhà trường sẽ quyết định triển khai tiếp phương thức trực tuyến hay chuyển về giảng dạy trực tiếp trên lớp.
Trường ĐH Thương mại dạy học trực tuyến trên nền tảng phần mềm TranS từ ngày 22/2 đến ngày 19/3/2021, cho tất cả các trình độ/hệ đào tạo theo đúng thời khoá biểu của học kỳ 2 năm học 2020-2021.
Riêng các học phần Quốc phòng – An ninh sẽ giảng dạy/học tập trên phần mềm chung của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng ra thông báo sinh viên, học viên không học tập trung tại giảng đường mà học trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc do tập trung đông người từ ngày 22/2/2021 đến khi có thông báo mới. Riêng khối phổ thông thực hiện theo kế hoạch chung của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Theo Vietnamnet
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.