Nhận cùng lúc 6 giấy báo trúng tuyển của 4 trường đại học, cảm xúc của hai anh em song sinh Tú Ân và Tú Ẩn thật khó diễn tả, buồn vui đan xen.
Nếu anh trai Hồ Tú Ân học giỏi nhất lớp thì cậu em Hồ Tú Ẩn là người học giỏi nhì lớp; Tú Ân đậu 3 trường ĐH, cậu em cũng nhận được 3 tờ giấy báo nhập học của 3 trường ĐH. Đó là sự “hoàn hảo” của cặp song sinh này (cùng 18 tuổi, học sinh lớp chuyên văn 12/5, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam).
Từ nhỏ, Ân rất mê văn chương, còn Tú Ẩn lại thích học tiếng Anh. Thế nhưng để thuận tiện trong việc học, cả hai anh em đã quyết định chọn lớp chuyên văn để thi vào cấp 3.
Nhà nghèo, hai anh em không có góc học tập mà phải dùng bàn tiếp khách của gia đình để làm bàn học. Nơi chiếc bàn cũ kỹ ấy, Ân và Ẩn kê một đống sách vở rồi chia hai chiếc bàn để học.
Cũng vì khó khăn nên hai anh em không có điều kiện để học thêm mà chủ yếu tự bảo ban nhau. Nhưng trong suốt 12 năm đến trường, Ân và Ẩn đều là học sinh giỏi.
Ba năm cấp 3, “đôi bạn” cùng bàn là hai học sinh nam duy nhất của lớp chuyên văn toàn con gái và cả hai đều đứng đầu lớp về học lực.
Trước ngưỡng cửa của việc chọn nghề, sau khi tốt nghiệp THPT, cặp song sinh đã đăng ký xét tuyển vào ngành quản lý nhà nước (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng). Và cả hai đều đậu với số điểm trên 27.
Thi khối A1 vào ngành công nghệ thông tin (Trường ĐH Quảng Nam), hai anh em cùng đậu (Ân 18 điểm, Ẩn 20,5 điểm).
Thi tiếp ĐH đợt 2 (khối D), Ân chọn ngành sư phạm văn (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), Ẩn chọn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM). Cả hai tiếp tục ghi tên vào danh sách tân sinh viên của nhà trường với điểm số khá cao: Ân 21 điểm, Ẩn 22 điểm.
Đây là 2 ngành học mà cả hai anh em bỏ nhiều thời gian “đầu tư” và thực sự đam mê.
Sau khi nhận được tất cả 6 tờ giấy báo làm thủ tục nhập trường, Ân và Ẩn đắn đo rất nhiều. Cuối cùng cả hai quyết định theo đuổi ngành học mà mình đam mê dù biết phải xa nhà, khăn gối lên TP.HCM nhập học.
Hai anh em song sinh Tú Ân, Tú Ẩn (hai bên) cùng bạn bè của mình
Ghập ghềnh đường đến giảng đường
Hai anh em Ân và Ẩn nhỏ nhất nhà trong một gia đình có 7 người con. Dù “mang tiếng” là ở thành phố, nhưng ngôi nhà của gia đình cặp song sinh trong khu phố Hồng Lư (phường Hòa Hương, TP.Tam Kỳ) trông chẳng khác những căn nhà miền quê.
Khu vườn rộng thênh thang trở thành nguồn sống chính của cả nhà nhờ vào tay vun trồng hoa màu của ba mẹ là ông Hồ Văn Tứ (64 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (62 tuổi).
Hồ Tú Ân cho biết: “Chị cả em bị tâm thần từ nhỏ nên dù đã 38 tuổi nhưng suy nghĩ và hành động chẳng khác gì đứa trẻ lên ba. Ba mẹ em lại đau ốm thường xuyên nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn".
Vì không có công việc ổn định nên anh chị của Ân và Ẩn cũng không phụ giúp được nhiều cho gia đình. Khi trái gió trở trời, bà Thảo không đi chợ bán rau được, mọi chi tiêu trong gia đình đều phải phụ thuộc người con trai thứ 5 trong nhà.
Trong suốt những năm phổ thông, cả Ẩn và Ẩn đều rất dè sẻn trong các khoản chi tiêu để ba mẹ bớt lo lắng.
Hằng ngày, hai anh em chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đi học. Rồi cũng trên chiếc xe này, hai anh em cùng đi xin việc làm thêm, đi phụ bán cà phê kiếm tiền.
“Chọn ngành học ở tận TP.HCM, bọn em cũng đắn đo lắm vì nhà mình nghèo thế này, rồi lấy gì để trọ học trong suốt 4 năm trời. Ba mẹ lại thêm nặng gánh để lo cho bọn em. Nhưng em đã bàn với Ẩn rồi, khi vào Nam đi học, bọn em sẽ đi làm thêm để kiếm tiền phụ ba mẹ”, Tú Ân chia sẻ.
Ông Hồ Văn Tứ cho biết hai anh em nó biết gia đình nghèo khó nên rất chịu khó học hành và sống tiết kiệm.
“Cả hai cùng vào ĐH và theo đuổi đam mê của mình, dù biết sẽ vất vả nhưng làm ba, tôi cũng thuận lòng ủng hộ con. Trước mắt, vợ chồng tôi sẽ xoay xở, vay mượn để 2 đứa đi học. Nhưng thú thực, về lâu dài, tôi lo sẽ không kham nổi. Nếu bán được đất, tôi sẽ bán để lo cho 2 con…”, ông Tứ buồn giọng.
Theo Thethaohangngay
Đó là tấm gương về nghị lực vượt khó của 3 cô gái ở một ngôi làng nằm giữa vùng núi hẻo lánh thuộc xã Duy Trung huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!