Năm 2014, trường ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng phương thức tuyển chọn theo hướng đánh giá năng lực để tuyển sinh cho các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao. Dưới đây là cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chung, đánh giá năng lực riêng biệt.
Năm 2014: Áp dụng phương thức tuyển chọn theo hướng đánh giá năng lực để tuyển sinh cho các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, sau khi ứng viên đã trúng tuyển vào ĐHQGHN qua kỳ thi tuyển sinh ĐH 3 chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.
- Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao, tài năng, tiên tiến: ứng viên sẽ tham dự bài thi đánh giá năng lực chung và xét hồ sơ (kết quả học tập, rèn luyện cấp THPT, kết quả kỳ thi tuyển sinh theo 3 chung của Bộ GD&ĐT).
- Đối với chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế: thí sinh sẽ tham dự bài thi đánh giá năng lực chung, ngoại ngữ và xét hồ sơ (kết quả học tập, rèn luyện cấp THPT, kết quả kỳ thi tuyển sinh theo 3 chung của Bộ GD&ĐT).
Năm 2014 Đại Học Quốc Gia Hà Nội phương thức tuyển chọn theo hướng đánh giá năng lực để tuyển sinh cho các chương trình đào tạo cử nhân tài năng
- Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của chương trình đào tạo có thể quy định thêm việc kiểm tra ngoại ngữ đối với ứng viên dự thi vào chương trình đào tạo chất lượng cao, tài năng, tiên tiến. Tuy nhiên, quy định này sẽ được thông báo trước khi ứng viên nộp hồ sơ (nếu có).
- Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và các trang thông tin điện tử của các đơn vị đào tạo công bố các qui định và hướng dẫn tổ chức thí điểm đánh giá năng lực để tuyển chọn các ứng viên vào các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.
- ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo, tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho các ứng viên có nguyện vọng dự tuyển vào ĐHQGHN hiểu rõ các qui định về dự tuyển đối với các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế theo đánh giá năng lực thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau.
- Ứng viên sau khi trúng tuyển vào ĐHQGHN có nguyện vọng dự tuyển vào các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế sẽ được hướng dẫn làm quen với hình thức bài thi đánh giá toàn diện năng lực.
Bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung dùng cho tuyển sinh ĐH gồm: 1 bài luận và 112 tiểu mục trắc nghiệm được chia thành 6 phần, các ứng viên làm từng phần với tổng thời gian là 195 phút (không kể thời gian thu bài luận và chuyển phần thi 20 phút). Trong số các câu hỏi này sẽ có một số câu hỏi không tính điểm để dùng làm cơ sở so bằng độ khó (equating) và làm neo đề (anchor test) giữa các bài thi. Đây là một điều kiện quan trọng để kết quả giữa các bài thi khác nhau có chung thang đo tương đương về độ khó, trên cơ sở đó, kết quả của bài thi có thể so sánh và sử dụng lại nhiều lần. Để đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của việc này, các đề thi sẽ được bảo mật cho tới khi sử dụng hết vòng đời của nó và ứng viên không biết các câu hỏi nào được dùng để làm so bằng và neo đề.
Phạm vi kiến thức được sử dụng làm nền tảng cho bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung thuộc phạm vi chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc phổ thông.
Kết quả bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung sẽ được báo cáo qua 3 đầu điểm cho 3 phần: (i) Viết luận; (ii) Ngôn ngữ và (iii) Lập luận định lượng (Toán học).
Điều kiện dự thi và hình thức đăng ký thi
Bài thi chuẩn hoá đánh giá năng lực chung áp dụng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu và cam kết chấp hành quy định của kỳ thi chuẩn hoá.
Các ứng viên đăng ký thi đánh giá năng lực chung qua cổng thông tin tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của ĐHQGHN hoặc trực tiếp tại Viện ĐBCLD – ĐHQGHN.
Hình thức thi
Bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung được tổ chức thi viết trên giấy. Tuy nhiên, ĐHQGHN xây dựng lộ trình để áp dụng tổ chức thi trên máy tính trong tương lai.
Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN thiết kế với sự trợ giúp về kỹ thuật xây dựng đề thi theo hướng đánh giá năng lực của Viện ĐBCLGD.
Trong giai đoạn đầu, bài thi sẽ là bài kiểm tra năng lực thông qua nội dung kiến thức chuyên biệt của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Ngoại ngữ. Trong đó các môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử được thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài thi là 120 phút; các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài thi là 90 phút. Nội dung đánh giá của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt không nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng của cấp THPT của môn học tương ứng, nhưng tập trung đánh giá các năng lực bậc cao như tổng hợp, phân tích, sáng tạo.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của các đơn vị sẽ quyết định bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt cho từng ngành/nhóm ngành/lĩnh vực theo hướng các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt phù hợp nhất với ngành/nhóm ngành/lĩnh vực đào tạo và thông báo cho các ứng viên trước thời gian tuyển sinh ít nhất 6 tháng. Các ứng viên chỉ thi 1 bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt theo qui định.
Việc chuẩn hoá bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt là công việc đòi hỏi thời gian. Vì vậy, ĐHQGHN đã xây dựng lộ trình để chuẩn hoá đề thi đánh giá năng lực chuyên biệt theo mô hình lý thuyết khảo thí hiện đại kể từ năm 2016. Khi tính cạnh tranh cũng như tâm lý đòi hỏi công bằng (hình thức) trong tuyển sinh ĐH giảm thấp thì kết quả bài thi này cũng sẽ được sử dụng nhiều lần như kết quả bài thi chuẩn hoá đánh giá năng lực chung.
Hình thức thi
Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt được tổ chức thi viết trên giấy. Tuy nhiên, ĐHQGHN xây dựng lộ trình để áp dụng tổ chức thi trên máy tính trong tương lai.
Tuyensinh247 Tổng hợp
Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh năm 2014 theo phương pháp đánh giá năng lực thí sinh. Thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực tổng hợp với 10 năng lực cốt lõi trong thời gian 4 đến 4,5 giờ.
Đại học quốc gia Hà Nội có phương án tuyển sinh năm 2014 theo phương thức đánh giá năng lực sau khi tổ chức thi 3 chung theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.