Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Nam Định

Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 hệ THPT tỉnh Nam Định năm học 2014 - 2015 của 9 môn: Địa lý, Hóa học, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh, Tin học, Toán và Vật lý.

Đề thi lớp 12 gồm hệ THPT và GDTX các môn: Địa lý, Hóa học, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh, Tin học, Toán và Vật lý.

Hệ GDTX gồm các môn: Hóa học, Ngữ văn, Toán và Vật lý. Đề thi cũng được chấm theo thang điểm 20.

1. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Toán

 Đề thi gồm 6 câu, cụ thể như sau: 

Câu 1. (từ 4,0  đến 5,0 điểm) Khảo sát hàm số và các vấn đề liên quan

Câu 2. ( từ 5,0 điểm đến 6,0 điểm)

1)    Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình (vô tỉ; mũ; lôgarit)

2)    Phương trình lượng giác

Câu 3. (từ 2,0 đến 3,0 điểm)

1)    Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

2)    Phương pháp tọa độ trong không gian

Câu 4. (từ 2,0 đến 3,0 điểm) Hình học không gian tổng hợp

Câu 5. (từ 3,0 đến 4,0 điểm) Tích phân; Tổ hợp – Xác suất

Câu 6. (từ 2,0 đến 3,0 điểm) Bất đẳng thức; Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và các vấn đề liên quan.

2. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Văn

1. Hình thức: Tự luận

2. Thời gian làm bài: 180 phút

3. Cấu trúc đề thi:

Đề thi gồm có 3 câu, thang điểm 20, được phân bố như sau:

Câu 1. Đọc hiểu. (4,0 điểm)

Câu 2. Viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống xã hội. (Không quá 600 chữ) (6,0 điểm)  

Câu 3. Viết bài nghị luận văn học (10,0 điểm)                                                

3. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn tiếng Anh

-         Thời gian làm bài: 180 phút

-         Hình thức thi: tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, tỷ lệ điểm dành cho phần thi trắc nghiệm khách quan không quá 70% tổng số điểm toàn bài.

-         Cấu trúc đề thi gồm 4 phần được phân bố như sau: 

I. LISTENING. (3 điểm)

-         Số câu: 15-20; gồm: 02-03 phần; thời gian: khoảng 20 phút.

-         Nội dung:

+ Nghe và điền thông tin thiếu vào chỗ trống;

+ Nghe và trả lời câu hỏi ngắn gọn;

+ Nghe trả lời câu hỏi đa lựa chọn;

+ Nghe, hoàn chỉnh sơ đồ theo chỉ dẫn.

II. PHONETICS: Ngữ âm và trọng âm (1 điểm)

-         Số câu: 10

III. GRAMMAR AND VOCABULARY. (5 điểm)

-         Số câu: 50

-         Nội dung: Trắc nghiệm.

IV. READING. (6 điểm)

-         Số câu: 30

-         Nội dung: từ 02-03 đoạn văn, mỗi đoạn khoảng 250 từ trở lên, bao gồm

+ Đọc trả lời câu hỏi đa lựa chọn;

+ Đọc chọn từ, cụm từ thích hợp a, b,c hoặc d điền vào chỗ trống.

V. WRITING. (5 điểm)

Nội dung:

-         Viết câu: 10-15 câu

+ Viết lại câu bắt đầu bằng gợi ý ở đầu câu sao cho nghĩa không thay đổi;

+ Viết lại câu dùng một từ cho trước sao cho không thay đổi nghĩa của câu;

+ Dùng từ gợi ý viết câu hoàn chỉnh.

- Viết một đoạn văn có gợi ý theo biểu, bảng khoảng 150 từ, hoặc viết một bài luận khoảng 200-250 từ theo các chủ điểm đã học thuộc chương trình tiếng Anh lớp 12.

4. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý

Đề thi sẽ gồm 5 cõu hỏi theo hỡnh thức tự luận, chấm theo thang điểm 20, được phân bố như sau:

- Câu 1 (khoảng 4,0 điểm): Vị trí địa lí, phạm vi lónh thổ, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Câu 2 (khoảng 4,0 điểm): Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

- Câu 3 (khoảng 3,0 điểm): Địa lí dân cư

- Câu 4 (khoảng 5,0 điểm): Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số vấn đề phỏt triển và phõn bố nụng nghiệp.

- Câu 5 (khoảng 4,0 điểm): Một số vấn đề phỏt triển và phõn bố cụng nghiệp.

5. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Hóa học

I. Hình thức thi: Bài thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

1. Đề trắc nghiệm: 10 điểm. Thời gian làm bài: 45 phút

- Vô cơ: 12 câu (6 điểm)

- Hữu cơ: 8 câu (4 điểm)

2. Đề tự luận: 10 điểm. Thời gian làm bài: 90 phút      

- Vô cơ: 5-6 điểm;         

- Hữu cơ: 4-5 điểm

II. Nội dung: Gồm các câu về các phân môn và các vấn đề sau:

1. Vô cơ:

* Phần Hoá đại cương và hoá nguyên tố: đơn chất, hợp chất của chúng: (từ 7,00 đến 10,00 điểm)

-         Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học, tinh thể, các loại phản ứng hoá học;

-         Dung dịch và sự điện li, các phản ứng xảy ra trong dung dịch, pH của dung dịch, axit-bazơ; tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học;

-         Đại cương về kim loại;

-         Nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh, cacbon-silic, nitơ-photpho; đơn chất và một số hợp chất cơ bản của chúng;

-         Kim loại các nhóm IA, IIA, nhôm, sắt và một số hợp chất cơ bản của chúng. Những kiến thức cơ bản (đã được học ở phần chung) về niken, đồng, bạc, kẽm, thuỷ ngân, crôm, mangan, thiếc, chì và một số hợp chất cơ bản của chúng.

* Phần Bài tập tổng hợp: (từ 4,00 đến 7,00 điểm)

2. Hữu cơ:

* Phần đại cương về hoá hữu cơ và các loại hợp chất hữu cơ: (từ 5,00 đến 7,00 điểm)

-         Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, liên kết hidro, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy, axit-bazơ;

-         Hidrocacbon, nhiên liệu;

-         Dẫn xuất của hidrocacbon (ancol, phênol, anđehit, xeton, axit cacboxylic, este, lipit, dẫn xuất halogen, amin, aminoaxit, protein, cacbohidrat);

-         Polime và vật liệu polime.

* Phần Bài tập tổng hợp: (từ 3,00 đến 5,00 điểm)

6. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch Sử

1. Thời gian làm bài: 180 phút

2. Hình thức thi: Tự luận

3. Cấu trúc đề thi :

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM. (14,0 điểm)

Câu 1. (Khoảng 4,0 điểm)

 Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930: Phong trào dân tộc dân chủ ở ViệtNam từ 1919-1930.

Câu 2. (Khoảng 5,0 điểm)

          Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945: Phong trào cách mạng 1930-1935; Phong trào dân chủ 1936-1939; Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945); Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Câu 3. (Khoảng 5,0 điểm)

          Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1965: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946; Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950); Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1951-1953; Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954); Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965).

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. (6,0 điểm)

          Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Liên Xô (1945-1991), Các nước Đông Bắc Á; Các nước Đông Nam Á, Các nước châu Phi và Mĩ Latinh; Mĩ; Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000); Quan hệ quốc tế (1945-2000); Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

7. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sinh học

Bài thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

Phần 1: Trắc nghiệm – Thời gian làm bài: 45 phút

Nội dung kiến thức

Số câu

Số điểm

Cơ chế di truyền và biến dị

05

2,5

Tính quy luật của hiện tượng di truyền

11

5,5

Di truyền học quần thể

02

1,0

Di truyền học người

02

1,0

Tổng

20

10,0

 

Lưu ý: Đề trắc nghiệm ra 80% bài tập (bài tập lý thuyết và bài tập tính toán); 20% lý thuyết và đề ra: dạng nhận biết: 20%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 30%; vận dụng cao: 20%. 

Phần 2: Tự luận – Thời gian làm bài: 90 phút 

Nội dung kiến thức

Số câu

Số điểm

Di truyền học

Cơ chế di truyền và biến dị

04

5,0

Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Di truyền học quần thể

Ứng dụng di truyền

Di truyền học người

Tiến hoá

02

5,0

Tổng

06

10,0

8. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Tin học

Đề thi chọn học sinh giỏi môn tin học được ra dưới dạng lập chương trình Pascal để giải các bài toán. Đề thi gồm có 4 câu, được phân bố như sau:

Câu 1. (3 điểm):

          Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình để giải quyết bài toán.

Câu 2. (5 điểm):

          Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết về cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình, giải quyết bài toán không đòi hỏi các giải thuật đặc biệt.

Câu 3. (7 điểm):

Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm hoặc bài toán không đòi hỏi các thuật toán đặc biệt nhưng phải lập trình phức tạp hơn bài 1, bài 2.

Câu 4. (5 điểm):

          Các thuật toán cơ bản (ví dụ như sắp xếp, tìm kiếm, …) nhưng phải tổ chức dữ liệu một cách hợp lý để đảm bảo thời gian.

9. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Vật Lý

Bài thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

Phần I:  THI TRẮC NGHIỆM. (10 điểm)

      Số lượng câu hỏi: 20 câu. Thời gian làm bài 45 phút. (Các chương: dao động cơ; sóng cơ; dòng điện xoay chiều; dao động điện từ; sóng ánh sáng.)

Phần II:  THI TỰ LUẬN (10 điểm)

  1. Dao động cơ. (2 đến 3 điểm)
  2. Hệ các lò xo dao động trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng, mặt phẳng thẳng đứng.
  3. Con lắc đơn chịu tác dụng của trọng lực, của trọng lực và các ngoại lực không đổi khác.
  4. Hệ tổ hợp con lắc đơn - con lắc lò xo.
  5. Hệ dao động trên mặt chất lỏng.
  6. Bài toán về hệ nhiều vật dao động, tổng hợp các dao động.
  7. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức.
    1. Sóng cơ. (1 đến 2 điểm)
    2. Phương trình sóng, phương trình sóng tổng hợp, các đại lượng đặc trưng của sóng.
    3. Phương trình sóng dừng.
    4. Tính toán các đại lượng về hiện tượng sóng, giao thoa sóng và sóng dừng.
      1. Dao động điện. Dòng điện xoay chiều (2 đến 3 điểm)
      2. Giải các bài tập về đoạn mạch không phân nhánh RLC.
      3. Các bài tập về cực trị của điện áp hiệu dụng, cường độ hiệu dụng, công suất.
      4. Tìm các linh kiện có trong đoạn mạch.
      5. Máy điện: Máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp.
        1. Dao động điện từ ( 1 đến 2 điểm)
        2. Khảo sát mạch dao động điện từ.
        3. Xác định các đại lượng của mạch dao động điện từ. Sóng điện từ.

V.    Sóng ánh sáng (1 đến 2 điểm)

VI.   Các câu hỏi, bài tập về thí nghiệm, thực hành. ( 0,5 đến 1 điểm)

Nguồn Sở GD&ĐT Nam Định


  • Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Nam Định

    Sở GD&ĐT Nam Định công bố cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Nam Định năm học 2014 - 2015 của 11 môn học: Địa lý, Hóa học, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tin học, Toán học và Vật lý cụ thể như sau:

  • Kỳ thi V-SAT không phải là bài thi của Bộ GD

    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.

  • Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) trở thành Đại học

    Ngày 15/11, NEU - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chính thức thành Đại học. Là 1 trong 9 Đại học trên cả nước.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.

  • Đánh giá năng lực 2025 thi mấy môn?

    Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.