Cấu trúc đề thi môn Địa tốt nghiệp THPT 2023

Dựa vào đề thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Địa, Thầy Vũ Hải Nam - GV Tuyensinh247 phân tích cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa mới nhất giúp các em 2K5 ôn tập.

1. Nhận xét chung

Sáng ngày 8/7/2022, các sĩ tử tiếp tục với bài thi Khoa học Tự nhiên và Khoa học xã hội.

Nhận xét về đề thi môn Địa lí, thầy Vũ Hải Nam - Giáo viên Trường THPT chuyên KHXH&NV, phụ trách môn Địa lí của Tuyensinh247.com cho biết:

- So với đề thi minh họa 2022, đề thi chính thức bám sát ma trận của đề thi minh họa, nội dung nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lí lớp 12, phù hợp với nội dung được điều chỉnh thực hiện trong năm học 2021 - 2022. Các câu hỏi được sắp xếp hợp lí theo mức độ tăng dần về độ khó nên thí sinh dễ dàng phân loại được thí sinh theo trình độ. Đề thi có nhiều câu hỏi yêu cầu sử dụng kĩ năng Địa lí, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực giải quyết vấn đề, tránh được tình trạng học thuộc, học tủ, học mẹo. Các câu hỏi phân hóa thí sinh đòi hỏi học sinh phải có tư duy mạch lạc, có kiến thức xã hội rộng, có năng lực giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cao.

- Nhìn chung, đề thi môn Địa lí năm 2022 không quá khó với thí sinh có lực học từ khá trở lên. Đề có sự phân hóa cao, để xét tốt nghiệp học sinh chỉ cần học tốt các kĩ năng Địa lí và kiến thức lí thuyết cơ bản là có thể làm được trên 7 điểm. Với thí sinh muốn đạt điểm cao cần làm tốt từ câu 71 trở đi, đây là các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài và thường xuyên.

Cấu trúc đề thi chính thức 2022:

- Phạm vi kiến thức:

+ Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, hoàn toàn thuộc khối kiến thức Địa lí 12.

+ Kiến thức Địa lí có 22 câu, gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên ( 4 câu), Địa lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (8 câu), Địa lí vùng kinh tế (8 câu).

+ Kĩ năng Địa lí có 18 câu trong đó: 14 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu về biểu đồ.
- Độ khó và sự phân bổ kiến thức:

+ Câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học: 90% cơ bản (nhận biết, thông hiểu) + 20% nâng cao (10% vận dụng và 10% vận dụng cao), vì vậy học sinh học tốt kiến thức cơ bản có nhiều cơ hội để đạt được điểm 9.

+ HS cần đọc chi tiết từng đáp án, chú ý đến các từ chìa khóa trong câu hỏi, các dấu hiệu nhận biết và loại trừ các đáp án không phù hợp. Cần nắm rất chắc kiến thức trong SGK, hiểu mối liên hệ giữa các thành phần địa lí, các sự vật hiện tượng địa lí mới có thể lựa chọn đáp án chính xác.

+ Phần nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động.

3. Những lưu ý với thí sinh lựa chọn môn Địa cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT

- Đề thi không có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra đặc trưng của các đối tượng địa lí và mức độ thông hiểu của học sinh. Để làm bài hiệu quả, các em cần có kế hoạch và phương pháp học cụ thể, đúng trọng tâm, bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp luyện đề để có tâm lí làm bài vững vàng.

- Kĩ năng thực hành Địa lí có điểm số cao và dễ lấy điểm, học sinh nên chú trọng phần này: cụ thể là rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và nhận dạng biểu đồ. Địa lí là một trong những môn học dễ đạt điểm tốt nếu biết cách học phù hợp. Đối với các bạn học sinh lựa chọn môn học này cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT, hãy làm thử nhiều đề và kết hợp giữa học trên lớp với học online để đánh giá được mức điểm của mình và rèn luyện các kĩ năng tốt nhất.

>> THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC MÔN ĐỊA DÀNH CHO 2K5 TẠI ĐÂY

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.