Cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn Hóa học 2016

Với 60% là cơ bản, 40% bài mở mức độ khó tăng dần là thông tin chung Bộ giáo dục quy định, vậy cụ thể cấu trúc đề thi môn hóa thpt quốc gia năm 2016 cụ thể như thế nào, bài tập bao nhiêu câu lý thuyết bao nhiêu câu và kiên thức rơi vào chuyên đề nào. Cùng ban chuyên môn Tuyensinh247.com phân tích cấu trúc 6 năm qua để có nhìn tổng quan nhất.

 

PHÂN BỔ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC TỪ 2010 - 2015

Năm 

Loại câu hỏi

Mức độ câu hỏi

Lý thuyết

Bài tập

Dễ

Trung bình 

Khó 

2010

26

24

21

20

9

2011

23

27

21

18

11

2012

27

23

20

18

12

2013

26

24

24

12

14

2014

25

25

20

21

9

2015

27

Đại cương – vô cơ: 14

Hữu cơ: 13

23

Đại cương – vô cơ: 12

Hữu cơ: 11

30

10

10

 Nhằm giúp học sinh tránh bỡ ngỡ và nắm được cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 như học thế nào hiệu quả và bám sát Tuyensinh247.com đã sớm cho ra mắt khóa học  Luyện Thi thử THPT quốc gia 2016 các môn Toán- Lý - Hóa- Sinh- Văn- Anh  các em có thể tham gia học thử miễn phí tại đây: http://tuyensinh247.com/Luyen-thi-thpt-quoc-gia-cac-mon-toan-van-anh-vat-ly-hoa-sinh-2016-r56.html

PHÂN BỔ CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG ĐỀ THI HÓA HỌC NĂM 2015

Chuyên đề 

Số câu hỏi trong đề thi

Phân tích, đánh giá  

 1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học

1

Chuyên đề Nguyên tử, Bảng tuần hoàn, Liên kết hóa học chiếm 1 câu trong đề thi, ở mức độ dễ  trong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm tốt chuyên đề này. 
Tuy nhiên, đây là những chuyên đề lý thuyết tương đối khó và trừu tượng, lại là mảng kiến thức được học từ lớp 10 nên không ít học sinh thường chủ quan và quên lãng dẫn đến mất điểm  "oan uổng" ở câu hỏi này. 

 2. Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa học

1

Nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa học chiếm 1 câu hỏi  trong đề thi với mức độ dễ. 

3. Sự điện li 

0


Trong đề thi 2015 không có câu hỏi thuộc phần Sự điện ly, nhưng kiến thức thuộc chuyên đề Sự điện ly được lồng ghép trong các bài tập vô cơ tổng hợp, mức độ khó cũng cao hơn các BT điện li thông thường.

4. Phi kim 

4

Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng e câu hỏi trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình, bao gồm kiến thức ở các chương Nito-Photpho, Cacbon-Silic, Oxi-lưu huỳnh, tích hợp câu hỏi liên quan đến thí nghiệm và kiến thức thực tế.

Trong đó, dạng BT: CO32- phản ứng với H+ có độ khó cao hơn

5. Đại cương về kim loại 

5

Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm 5 câu trong đề thi, câu hỏi mức độ từ dễ đến trung bình, yêu cầu học sịnh nắm vững kiến thức căn bản.

6. Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất 

4

Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4  câu trong đề thi, gồm cả lí thuyết và bài tập. Các câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó.

7. Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học vô cơ thuộc chương trình phổ thông 

11

Đây là nhóm chuyên đề chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi, gồm 11 câu gồm cả lí thuyết và bài tập.
Chuyên đề Fe, Cu và tổng hợp kiến thức Hóa học vô cơ được ra dưới dạng nhiều câu hỏi ở mức độ từ dễ đến khó khó, các BT ở mức độ khó thể hiện sự phân loại học sinh một cách rõ rệt, yêu cầu HS có tư duy vận dụng cao. Các câu hỏi lí thuyết phần vô cơ tổng hợp thường được ra dưới dạng đếm đáp án, yêu cầu HS phải nắm vững các kiến thức Hóa học vô cơ để chọn được đáp án chính xác.
Để làm hết toàn bộ các câu hỏi, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, đại lượng trung bình, quy đổi, phương trình ion… để tìm ra kết quả. Tránh sa vào những biểu thức toán học phức tạp, đồng thời tiết kiệm thời gian.

8. Đại cương hóa học hữu cơ, Hidrocacbon

4

Các chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ,Hidrocacbon chiếm  4 câu, các câu hỏi thường ở mức độ từ dễ đến trung bình. Học sinh cần nắm vững lý thuyết và phải nắm vững một số dạng bài tập cơ bản mới có thể làm được các bài tập thuộc chuyên đề này.

9. Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol 

1

Các chuyên đề Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol chiếm khoảng 1  câu trong đề thi đại học, ở mức độ khó. Tuy nhiên, các kiến thức liên quan đến nội dung Dẫn xuất halogen, Ancol, phenol được lồng ghép nhiều trong các dạng BT khác như Este-Lipit, bài tập Hữu cơ tổng hợp….

10. Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic

2

Các chuyên đề Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic chiếm 2 câu hỏi trong đề thi, được ra dưới dạng lí thuyết và bài tập ở cả ba mức độ dễ, trung bình và khó. 

11. Este, Lipit 

4

Các chuyên đề Este, Lipit thường chiếm 4  câu trong đề thi đại học ở mức độ dễ đến khó
các câu hỏi khó mang tính chất phân loại HS, đòi hỏi HS nắm vứng kiến thức và tư duy vận dụng cao.

13. Cacbonhidrat 

1

Cacbonhidrat chiếm 1 câu trong đề thi đại học, ở mức độ dễ. Các kiến thức thuộc chuyên đề Cacbonhidrat còn được lồng ghép trong các bài tập hữu cơ tổng hợp, HS cần nắm vững lí thuyết cơ bản để tránh mất điểm 1 cách đáng tiếc ở các câu hỏi dễ.

14. Amin – Amino axit - Protein

5

Chuyên đề Amin-Aminoaxit- Protein chiếm 5 câu hỏi trong đề thi bao gồm cả LT và BT, trong đó các câu hỏi LT ở mức độ dễ, các BT tính toán ở mức độ trung bình và khó.

15. Polime, Vật liệu Polime 

1

Chuyên đề Polime, Vật liệu Polime chiếm 1 câu trong đề thi, câu hỏi này ở mức độ dễ.

16. Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ thuộc chương tình phổ thông 

6

Chuyên đề Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ chiếm 6 câu hỏi trong đề thi được ra chủ yếu dưới dạng câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi thuộc chuyên đề này bao quát cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó.  Nội dung chuyên đề này trong đề thi thường yêu cầu: 
- Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở mức độ khó.
- Bài tập vận dụng phương pháp trung bình.
- Bài tập vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Dạng bài về hỗn hợp các chất hữu cơ.

 

PHÂN BỔ 15 NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG ĐỀ THI HÓA HỌC TỪ 2010 -2014

Chuyên đề  

Số câu hỏi trong đề thi     

Phân tích, đánh giá  

 2010

2011

2012 

2013 

2014 

 1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết

2

3

2

2

Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, Các chuyên đề Nguyên tử, Bảng tuần hoàn, Liên kết hóa học chiếm ổn định 2 câu trong đề thi. 2 câu này thường ở mức độ dễ và trung bìnhtrong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trong SGK là có thể làm tốt chuyên đề này. 

Tuy nhiên, đây là những chuyên đề lý thuyết tương đối khó và trừu tượng, lại là mảng kiến thức được học từ lớp 10 nên không ít học sinh thường chủ quan và quên lãng dẫn đến mất điểm  "oan uổng" ở 2 câu hỏi này. 

 2. Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa học

2

Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử, Tốc độ phản ứng, Cân bằng phản ứng hóa họcchiếm từ 2 - 3 câu hỏi trong đề thi với mức độ dao động từ dễ đến trung bình. 

Nội dung kiến thức các chuyên đề trong đề thi bao gồm:
- Cân bằng các loại phản ứng oxi hoá khử. (Đồng thời xác định chất oxi hoá, chất khử,…).
- Bài tập về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng.
- Tính tốc độ phản ứng.
- Bài tập về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến cân bằng HH.
- Tính hằng số cân bằng.
- Dạng bài có sử dụng phương pháp bảo toàn electron (đây là dạng bài mức độ trung bình trong đề thi).

3. Sự điện li 

1


Trong đề thi đại học 5 năm gần đây, chuyên đềSự điện li thường chiếm 1 câu trong đề thi, đến năm 2014, Sự điện li chiếm 3 câu hỏi trong đề thi. Các câu hỏi này thường ở mức độ dễ. Đề thi đại học năm 2014 có một câu hỏi ở mức độtrung bình.
 
Nội dung kiến thức trong chuyên đề Sự điện litrong đề thi bao gồm: 
- Xác định loại chất: Axit, Bazơ, Lưỡng tính…
- Xác định môi trường của dung dịch.
- Viết phản ứng ion thu gọn.
- Tính pH.
- Bài tập có sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích.

Trong đó, bài tập có sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích là dạng bài mức độ khó cao hơn. 

4. Phi kim 

3

Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng 2 - 3 câu hỏi trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình.

5. Đại cương về kim loại 

3

Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm khoảng 3 - 4 câu trong đề thi đại học 5 năm gần đây. Trong đó thường có một câu hỏi mức độ khó, yêu cầu học sịnh nắm vững kiến thức căn bản, tư duy vận dụng cao. 

Các dạng bài kim loại thường xuất hiện trong đề thi bao gồm: 
- Dạng bài về ăn mòn kim loại.
- Dạng bài về pin điện hoá.
- Dạng bài về điện phân.
- Dạng bài về dãy điện hoá.

6. Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất 

6

Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4 - 6 câu trong đề thi và thường được ra dưới dạng bài tập. Các câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó. Trong đó, mức độ khó chiếm nhiều hơn. 

Các chuyên đề này thường được ra dưới dạng: 
- Dạng bài CO2 phản ứng với OH-
- Dạng bài hỗn hợp Kim loại kiềm, Kiềm thổ, Al phản ứng với H2O.
- Dạng bài Al và hợp chất phản ứng với NaOH.

7. Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học vô cơ thuộc chương trình phổ thông 

9

10 

11 

Đây là nhóm chuyên đề chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất (năm 2014 là 11 câu) trong đề thi.

Chuyên đề Fe, Cu và tổng hợp kiến thức Hóa học vô cơ được ra dưới dạng nhiều câu hỏi ở mức độ khó, thể hiện sự phân loại học sinh một cách rõ rệt. 

Để làm hết toàn bộ các câu hỏi, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, đại lượng trung bình, xác định đồng đẳng dựa trên đánh giá lượng CO2 và lượng H2O, phương trình ion… để tìm ra kết quả. Tránh sa vào những biểu thức toán học phức tạp, đồng thời tiết kiệm thời gian.

8. Đại cương hóa học hữu cơ, Hidrocacbon

4

Các chuyên đề Đại cương hóa học hữu cơ,Hidrocacbon chiếm khoảng 3 - 4 câu, các câu hỏi thường ở mức độ trung bình. Học sinh cần nắm vững lý thuyết và phải nắm vững một số dạng bài tập cơ bản mới có thể làm được các bài tập thuộc chuyên đề này.

9. Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol 

Các chuyên đề Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol chiếm khoảng 1 - 3 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ và trung bình. 

Nội dung các chuyên đề này trong đề thi thường ra dưới dạng: 
- Bài tập chuỗi phản ứng.
- Dạng bài phản ứng cộng Na.
- Dạng bài về phản ứng cháy.
Các nội dung khó thường ra dưới dạng:
- Dạng bài oxi hoá ancol bởi CuO.
- Dạng bài về phản ứng tách nước.
- Dạng bài ancol và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.

10. Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic

4

7

3

5

Các chuyên đề Andehit, Xeton, Axit Cacbonxylic chiếm số lượng lớn câu hỏi trong đề thi (từ 3 đến 7 câu), chủ yếu được ra dưới dạng bài tập ở cả ba mức độ dễ, trung bình và khó. 

11. Este, Lipit 

Các chuyên đề Este, Lipit thường chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học ở mức độ dễ đến trung bình

Nội dung chuyên đề trong đề thi đại học thường được ra dưới dạng: 

- Dạng bài về phản ứng cháy.
- Dạng bài về phản ứng xà phòng hóa.
- Este và hỗn hợp các chất hữu cơ khác.
- Dạng bài về chỉ số axit và chỉ số xà phòng.

13. Cacbonhidrat 

2

Cacbonhidrat chiếm 1 - 2 câu trong đề thi đại học, thường ở mức độ dễ. 

Cacbonhidrat thường được ra dưới dạng: 
- Dạng bài nhận biết.
- Dạng bài về phản ứng của xenlulozo với HNO3.
- Dạng bài về phản ứng tráng bạc của glucozo, mantozo.
- Dạng bài lên men tinh bột.

14. Polime, Vật liệu Polime 

1

1

Chuyên đề Polime, Vật liệu Polime chiếm 1 câu trong đề thi đại hoc, câu hỏi này ở mức độdễ. 

Nội dung kiến thức chuyên đề này trong đề thi thường yêu cầu: 
- Xác định loại Polime
- Xác định số mắt xích của Polime

15. Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ thuộc chương tình phổ thông 

4

Chuyên đề Tổng hợp nội dung kiến thức Hóa học hữu cơ chiếm từ 4 - 7 câu hỏi trong đề thi được ra chủ yếu dưới dạng câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi thuộc chuyên đề này bao quát cả 3 mức độ dễ, trung bình, khó

Nội dung chuyên đề này trong đề thi thường yêu cầu: 
- Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở mức độ khó.
- Bài tập vận dụng phương pháp trung bình.
- Bài tập vận dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Dạng bài về hỗn hợp các chất hữu cơ.

Nhằm giúp học sinh tránh bỡ ngỡ và nắm được cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 như học thế nào hiệu quả và bám sát Tuyensinh247.com đã sớm cho ra mắt khóa học  Luyện Thi thử THPT quốc gia 2016 các môn Toán- Lý - Hóa- Sinh- Văn- Anh  các em có thể tham gia học thử miễn phí tại đây: http://tuyensinh247.com/Luyen-thi-thpt-quoc-gia-cac-mon-toan-van-anh-vat-ly-hoa-sinh-2016-r56.html
 

(Tuyensinh247.com) 

  • Cấu trúc đề thi thpt quốc gia môn Văn 2016

    Luyện thi thpt quốc gia môn Văn 2016 không thể bỏ qua việc tìm hiểu cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Văn năm 2016 thế nào. Cùng Tuyensinh247.com phân tích để hiểu rõ cấu trúc 2016 sẽ có \"hình dáng\" như thế nào.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.

  • Cẩm nang thi đánh giá tư duy 2025

    Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.

  • Một trường ĐH lớn công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết từng ngành 2025

    Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.

  • Thời gian mở đăng ký thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025

    Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.