Để đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn, kỳ Thi tốt nghiệp THPT năm 2014 có 1 số thay đổi về cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn. Đề thi Ngữ Văn năm 2014 gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn.
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Giờ | Giờ bắt đầu |
2/6/2014 | SÁNG | Ngữ Văn | 120 phút | 7h55 | 8h00 |
Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:
Đề thi gồm 2 phần:
- Phần 1 (3 điểm): Đọc Hiểu
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kĩ năng đọc của học sinh (theo hình thức của PISA)
Không lấy trong sách giáo khoa. Phần ngữ liệu này sẽ “vừa” với học sinh: Dài vừa phải, số lượng câu phức và câu đơn hợp lý, không có nhiều từ địa phương để học sinh cả nước đều có thể hiểu văn bản, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng…
- Phần 2 (7 điểm): Viết
Kiểm tra đánh giá kĩ năng viết (làm văn) của học sinh (theo hướng mở, tích hợp).
Với phần viết là câu hỏi mở, nhưng có chuẩn. Khó nhất là tư tưởng, đạo đức đến mức độ nào, còn thì vẫn có chân giá trị, giá trị sống để làm chuẩn”
Cụ thể là:
Phần 1 (3 điểm): Đọc Hiểu
- Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Phần 2 (7 điểm): Viết
- Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc/và tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như:
+ Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn;
+ Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…);
+ Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).
- Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên si tài liệu. Bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu, phù hợp với các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật; không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt.
Theo thethaohangngay
Theo thông tin từ Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày. Từ ngày 2/6 và kết thúc vào sáng 4/6.
Tuyensinh247 cập nhật phần 4 của Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn theo cấu trúc mới năm 2014 thứ hai ngày 14/4/2014 mời các em theo dõi dưới đây.
Để có thể làm bài thi tốt nghiệp môn Văn tốt, học sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn sẽ bao gồm những gì và cần chú trọng điều gì, những băn khoăn sẽ được giải đáp dưới đây:
Đáp án chính thức từ Bộ GD tất cả các môn trắc nghiệm và môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2024: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD, tiếng Anh. Các em xem đáp án chi tiết dưới đây.
Đáp án môn Văn chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ Giáo dục được công bố. Xem ngay đáp án, thang điểm môn Văn 2024 phía dưới.