Có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng không xin được việc làm khiến nhiều học sinh băn khoăn lo ngại có cần phải học Đại học nữa không? Học Đại học để làm gì?
Buổi tư vấn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai) sáng nay 12-2 "nóng" với câu hỏi của bạn Quang Hạ (Trường THPT Hoàng Hoa Thám) về việc hiện có rất nhiều sinh viên học đại học xong ra trường làm trái ngành nghề nhưng có thu nhập cao, trong khi một số lại thất nghiệp.
"Em dự định học đại học, nhưng thấy nhiều anh chị ra trường làm trái ngành hoặc không có việc làm. Vậy học đại học có cần thiết không?", câu hỏi của nam sinh này khiến cả sân trường ồ lên.
Học đại học để làm gì?
Để trả lời câu hỏi trên, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đặt câu hỏi ngược lại: "Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi học đại học để làm gì và đã tìm được câu trả lời chưa?".
Đồng thời thầy Hạ cũng nêu ra vài con số để học sinh tự nhận biết câu trả lời là một thống kê cho biết có khoảng 80% người nghèo trên thế giới không học đại học và cũng có 80% người giàu có học đại học.
Khi học đại học giúp bạn có nghề nghiệp, tương lai ổn định. Bên cạnh đó, các bạn có thể khám phá bản thân và mở rộng mối quan hệ. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi mọi người phải có khả năng tự học.
"Với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ hiện nay liệu các bạn có thể tự học không, nếu như bạn không được trang bị nền tảng kiến thức tốt. Không phải học đại học xong là đủ, mà việc học là việc suốt đời. Học đại học là nền tảng ban đầu để mình bước vào giai đoạn tiếp theo, giúp các bạn đủ sức theo được đường dài trong tương lai", thầy Hạ nói.
Sinh viên ra trường thất nghiệp là chuyện bình thường
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - cũng cho hay khi tuyển dụng doanh nghiệp thường phỏng vấn ứng viên năng lực chuyên môn. Những người có năng lực chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sẽ có mức lương tốt.
Tuy nhiên, thầy Hùng cho rằng thất nghiệp là chuyện bình thường. Có nhiều lý do dẫn đến việc thất nghiệp.
Hiện chương trình đào tạo của các trường đại học có môn học về khởi nghiệp. Môn học này trang bị cho sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp kiến thức để có thể tự thành lập công ty tạo việc làm cho chính mình và người khác.
"Thực tế các công ty Nhật khi tuyển dụng không yêu cầu ngành nghề nào, mà chỉ cần người tốt nghiệp đại học. Nếu hỏi rằng có nên học đại học không? Theo tôi là nên. Các bạn yêu thích ngành gì thì chọn ngành đó và đầu tư học thật tốt", thầy Hùng nhấn mạnh.
Nhiều học sinh băn khoăn về việc có nên học đại học hay không
Việc làm và mức lương phụ thuộc vào năng lực của chính mình
Thạc sĩ Phùng Quán - Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cũng xác nhận thực tế có một số sinh viên học đại học ra trường làm trái nghề lại có lương cao, trong khi một số người lương rất thấp hoặc thậm chí thất nghiệp.
Thầy Quán cho rằng để ra trường có việc làm thu nhập tốt, trước hết đòi hỏi sinh viên phải có năng lực chuyên môn vững, có nghĩa là cần phải học thật giỏi. Thứ hai, sinh viên cần có kỹ năng thuần thục về nghề nghiệp của mình và kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm…); những kỹ năng này sinh viên được rèn luyện từ việc tham gia các hoạt động Đoàn - Hội.
Bên cạnh đó để thành công trong công việc các bạn cần yếu tố nữa là thái độ. Những người có thái độ luôn tích cực sẽ dễ thành công hơn. Ví dụ như nhóm ngành công nghệ thông tin hiện nay luôn có điểm chuẩn rất cao, nếu không dám nộp hồ sơ xét tuyển thì sẽ không có cơ hội trúng tuyển.
"Để đi làm nhận được mức lương cao đòi hỏi các bạn phải có đủ các yếu tố. Bạn phải chứng tỏ với nhà tuyển dụng để họ thấy được các năng lực đáp ứng được nhu cầu công việc thì họ sẽ tuyển và trả mức lương rất cao. Năng lực của bạn càng giỏi thì mức lương càng cao. Do vậy nên các bạn phải khẳng định mình, phải học thật giỏi" - thầy Quán nhắn nhủ.
Nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên học đại học khi nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp:
1. Ủng hộ việc học Đại học
- Bạn đọc "Chiller" phân tích: Học để có tư duy tốt hơn, học để có thêm kiến thức, học để có thể trở thành người văn minh mới. Đâu phải học chỉ để làm giàu hay kiếm nhiều tiền. Các bạn trang lứa với tôi chúng học hết 12 ở nhà làm nông nghiệp, làm con buôn, bây giờ làm nhà xưởng, làm BSD các bạn ấy giàu và nhiều tiền, nhưng nhiều thứ khác lại không có. Cái gì cũng có giá trị của nó. Chúng ta được quyền chọn lựa.
- Bạn đọc "Dân" có bình luận: Có bằng đại học còn thất nghiệp, vậy không bằng đại học chắc chả biết làm gì. Làm gì thì làm, cứ cầm tấm bằng đại học trong tay, biết đâu sẽ có lúc cần. Tôi quen một số người bỏ qua rất nhiều cơ hội việc làm chỉ vì không có cái bằng đại học trong tay.
Trừ khi trình độ quá cao và quá giỏi, vượt trội so với đa số mọi người mới nói không cần bằng đại học vẫn sống khỏe. Còn lại tốt nhất cứ nên có bằng. Nếu học trung cấp hay cao đẳng thì cũng nên học liên thông nếu có điều kiện, chả bao giờ thiệt đâu.
- Bạn đọc "Tuấn Đạt": Học đại học sẽ giúp con người tư duy mọi mặt về nhận thức. Việc học được hay không lại là chuyện khác.
- Bạn đọc "Kiệt" nhận định: Sao không cần, không cần thì sao đơn vị tuyền dụng nào cũng có cái câu "trình độ đại học". Bởi cái mác đại học nó quyết định cái bậc lương mà không quan tâm đến vị trí, nhiệm vụ. Cứ như ngành y tế Bs, ĐD, HS hễ cứ đại học là hệ số lương như nhau, phụ cấp như nhau mà ai cũng hiểu trách nhiệm nó khác ra sao.
- Bạn đọc "Sang Trịnh": Học đại học để phát triển tư duy, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tôi lúc mới ra trường, tuy là kỹ sư nhưng lương không bằng 1 nửa của các bác công nhân cùng cty. Nhưng sau vài năm đi làm, chức vụ lẫn lương tôi luôn tăng dần, trong khi các bác công nhân ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Hiện tại lương tôi đã gần gấp đôi họ và còn có thể phát triển thêm nữa nếu tôi cố gắng trau dồi bản thân không ngừng. Nếu có điều kiện, hãy đi học đại học, tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng hơn, cơ hội việc làm sẽ đến với bạn
2. Không ủng hộ việc học Đại học
- Bạn đọc "Minh": Đủ năng lực hãy học Đại học, vào các trường top hay có kinh tế thì vào dân lập chất lượng cao. Đa số các trường Đại học hiện nay là học đại, các trường làng nhàng không còn tư duy hay đào tạo như cách đây 7-8 năm trước nữa, ngày trước sàng lọc rất kỹ, tỷ lệ tốt nghiệp vào đại học vừa phải, còn bây giờ cứ hết phổ thông là vào được Đại học, đi học và đóng học phí đầy đủ là tốt nghiệp. Nên các em phải cân nhắc thật kỹ, đừng ham mác đại học hay sĩ diện mà nhất định phải học ĐH. Vì chịu trách nhiệm cuối cùng là các em và gia đình, các trường ĐH tư vấn đông tây a-z nhưng chốt vẫn là đẩy cho do năng lực và khả năng của người học chứ không phải các trường đào tạo.
- Bạn đọc "Truong" cho hay: Ở VN học đại học ra lương thấp hơn người bán phở vỉa hè hằng ngày nữa. Chưa kể nhiều bạn làm cò đất này kia giàu lên nhanh chóng chẳng cần đến tấm bằng đại học.
- Bạn đọc "Tran Nam": Thực sự vấn đề này tôi đã nhận ra cách đây 10 năm rồi, nên tôi đã quyết định không cho con trai tôi học Đại Học (sau khi phân tích về việc học đại học quá tốn kém tiền của và thời gian) nên tôi đã hướng dẫn cháu học Kỹ Thuật Điện Ôtô ở Trung Tâm Dạy Nghề ,sau khi học xong Trung Cấp Nghề tôi đã cho cháu vào làm ở một Gara có tiếng ở Thủ Đức và cho nó đi học Bằng B2. Hiện tại nó vừa làm Điện Ôtô vừa làm Dạy Lái Xe. Tôi dùng số Tiền thay vì lo cho nó ăn học Đại Học trước kia để đầu tư mua 2 chiếc Ôtô 7 chỗ (1 chiếc trả góp) để cho học viên thuê tập lái 250.000đ/h. Hiện tại tôi không còn phải trả góp xe nữa và thu nhập của Cháu một tháng khoảng 100 triệu đồng (đã trừ hết mọi chi phí xăng dầu,ăn uống...) trong khi đứa cháu ruột của tôi là Thạc sĩ Kinh Tế ở Cty nước ngoài nhưng lương không tới 30 triệu đồng/ tháng. Tôi khuyên tất cả các Phụ Huynh ,hãy phân tích thật kỹ để hướng Nghiệp cho con em mình. Nếu nhà không có điều kiện mà cứ cho con cái theo đuổi Giảng Đường Đại Học thì chắc chắn sẽ không trả nổi Nợ, vì khi ra Trường giỏi lắm cũng chỉ hưởng lương 15 triệu đồng/tháng (đó là những sinh viên giỏi, có năng lực, có kỹ năng tốt) số lượng sinh viên dạng này rất thấp. Hơn 80% sinh viên còn lại sẽ đi về đâu và làm gì? Làm trái nghề, thậm chí là công nhân, lao động phổ thông. Các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng con mình học Đại Học sau này sẽ Thành Ông Nọ Bà Kia (nếu như cách đây trên 20 năm thì có thể đúng) bởi vì sinh viên ra Trường hàng năm rất lớn (cung vượt quá cầu rất nhiều) trong khi việc làm lại hạn chế, nên chỉ có những kỹ sư thật thụ mới có việc tốt mà thôi. Ở các Trường Đại Học trên cả nước hiện nay, chỉ quanh đi quẩn lại vẫn chỉ Nhai Đi Nhai Lại đào tạo những Ngành Nghề thông dụng mà mấy chục năm nay không hề thay đổi gì nhiều. Nhiều Ngành Học mới không có hoặc có cũng không làm gì được...
Và còn rất nhiều ý kiến khác...
Theo Báo Tuổi Trẻ
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 22/11 nhiều điểm mới về xét tuyển sớm gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ các trường Đại học.
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.