Có phải trái cây để được lâu là do chất bảo quản?

Nhiều người cảm thấy hoảng hốt khi để một quả lê hay quả táo đến 9 tháng mà chúng vẫn còn tươi. Hầu hết mọi người đều cho rằng những loại hoa quả này đã được tiêm thuốc bảo quản nên mới giữ được lâu như vậy. Song, thực tế thì nguyên nhân không hẳn như vậy.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết việc trái cây để được trong thời gian lâu như vậy là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi thấy trái cây giữ được lâu thì chưa nên vội kết luận đó là do các chất bảo quản độc hại.

Ông cũng giải thích, nếu như giống táo, lê có thời gian bảo quản dài, cộng với việc được sản xuất ở trong điều kiện không bị nhiễm các vi sinh vật có thể gây hỏng nhanh trái cây và sau khi thu hoạch đã được xử lý bằng các chất bảo quản an toàn, rồi được giữ ở trong các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho trái cây thì thời gian bảo quản của trái cây hoàn toàn có thể kéo dài được từ 6 đến 10 tháng, thậm chí cả năm.

"Thực tế, đối với hoa quả tươi, một trong những vấn đề mà tất cả các nhà sản xuất rất quan tâm, đó là bảo quản hoa quả được tươi lâu. Hoa quả để lâu hỏng hay nhanh hỏng trước hết phụ thuộc vào loại cây và giống. Đơn cử quả bưởi ở nước ta, sau khi thu hái, trong điều kiện bình thường (chỉ cần mát và thoáng) thì có thể để được khoảng 5-6 tháng. Với thời gian đó, trong điều kiện bình thường, quả bưởi chỉ bị héo ở vỏ bên ngoài, nhưng bên trong không bị hỏng, ăn vẫn ngon, thậm chí là còn ngon hơn lúc mới hái từ trên cây xuống" - ông Hồng cho biết.

Táo hoàn toàn có thể để được lâu

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, muốn cho trái cây tươi lâu mà vẫn giữ được hương vị, màu sắc, chất lượng phải sử dụng các chất có khả năng kìm hãm quá trình sản sinh Etylen - một loại hoóc môn thực vật được chính trái cây sản sinh ra để làm quả chín. Các chất này được gọi là các chất ức chế Etylen hoặc là các chất chống ôxy hóa Antioxidants. Nhiều nước hiện nay cho phép sử dụng một số hoá chất rất là an toàn như: Dephenyl amin (DPA), Ethoxiquyn và 1-MCP (1-metycyclopropene). Hiện nay, chất 1-MCP đang được rất nhiều ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi sử dụng chất này cộng với bảo quản ở điều kiện mát, quả táo có thể giữ được trên 8 tháng và không hề ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, màu sắc.

“Đối với táo, lê, nguyên tắc để kéo dài thời gian bảo quản, giữ tươi lâu thì phải sử dụng các chất chống ô xy hóa, làm chậm quá trình chín của quả. Các chất bảo quản trái cây và rau quả thuộc về nhóm chất điều hòa sinh trưởng nên thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Hồng nhấn mạnh.

Theo thethaohangngay 

  • Thực phẩm nào giúp phòng bệnh cúm lúc giao mùa?

    Cúm là bệnh phổ biến nhiều người mắc phải lúc giao mùa. Khoai tây, thịt lợn, cải xanh, gừng tỏi...là những thực phẩm giúp bạn phòng chống căn bệnh này.

  • Những loại thực phẩm nên kếp hợp với nhau

    Việc kết hợp một số loại thực phẩm nhất định với nhau sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của chúng. Dưới đây là một số cách kết hợp thực phẩm mà bạn nên tham khảo.

  • Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, các nghi lễ cúng?

    Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.

  • Tết trung thu 2019 vào ngày mấy dương lịch?

    Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.

  • Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ năm 2019: giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 2/9

    Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.