Cử nhân thất nghiệp vì \"chảnh\"?Tình trạng sinh viên đại học ra trường đói dài vì thất nghiệp thời gian qua là một trương những điểm nóng của xã hội. Nguyên nhân từ xã hội, từ nhà tuyển dụng hay chính từ phía các cử nhân? Một câu hỏi ngược được đặt ra: cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói? Rất nhiều cử nhân vừa tốt nghiệp không thể tìm ngay được việc làm đúng trình độ bằng cấp, ngành nghề (ảnh minh họa) Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu Có thể nói giải quyết việc làm cho đối tượng sinh viên tốt nghiệp mới ra trường là một bài toán khó. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên chiến tỷ lệ nhỏ trong tổng lượt nhu cầu lao động của các đơn vị tuyển dụng. Theo thống kê của của ban Tổ chức Chợ việc làm Đà Nẵng (thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội thành phố), trong năm 2012, có gần 1.400 đơn vị tham gia sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ 2 phiên/tháng, với tổng lượt nhu cầu lao động cần tuyển là gần 54 nghìn. Trong đó, nhu cầu lao động có trình độ Đại học (ĐH) chỉ có hơn 1.000 lượt, tỷ lệ chỉ có 6%; nhu cầu lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo hơn 65%. Mỗi năm, trên địa bàn thành phố, chỉ riêng ĐH Đà Nẵng đã đào tạo ra hàng chục nghìn cử nhân, cộng thêm các trường khác, các trường ngoài công lập, số này phải lên đến vài chục nghìn. Mức chênh lệch giữa số cử nhân vừa tốt nghiệp so với nhu cầu tuyển dụng lao động ở trình độ này quá lớn, dẫn tới con số cử nhân ra trường không có việc đúng ngành, đúng trình độ chắc chắn khá đáng kể. Đó là chưa kể các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ ĐH trở lên yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cho biết việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm không đúng ngành, nghề thất nghiệp một phần do cán cân cung - cầu nguồn nhân lực chênh lệch. Có những ngành số lượng nhu cầu tuyển dụng ít so với lượng sinh viên ra trường mỗi năm và ngược lại. Ví dụ như ngành Sư phạm, có khoảng 300 sinh viên ngành này tốt nghiệp ra trường, nhưng chỉ tiêu tuyển mới của ngành ở Đà Nẵng chỉ khoảng 15-20 người mỗi năm. Ngược lại, nhiều nơi cần công nhân kỹ thuật lành nghề, như nghề hàn, lương trả 8-10 triệu/tháng nhưng vẫn không tuyển được đủ người. Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu. Bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa chắc là thất thế Một thực tế nữa, theo ông An chia sẻ: có nhiều đơn vị tuyển dụng nhân lực có trình độ cao nhưng không tuyển được vì ứng viên có đủ bằng cấp nhưng lại không đạt yêu cầu về chất lượng nhân lực để qua được các vòng phỏng vấn, thử việc. Thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng là một điểm trừ rất lớn đối với sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc làm. Điều này, qua trao đổi, ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho rằng có một phần nguyên nhân, nhưng không thể đổ lỗi hết cho các trường đào tạo. Tại sao cùng học trường đó, lớp đó, nhưng có bạn vừa ra trường lại tìm được việc ngay bằng chính năng lực của mình, còn bạn khác thì không. Việc trao dồi, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực hành để có thể áp dụng trong công việc thực tế chính vẫn là do bản thân người tìm việc. Theo ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng: sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn có thể tìm được việc làm nếu chọn nghề hợp sức (nghĩa là công việc tương đối phù hợp với khả năng và có thu nhập), thay vì cứ đợi tìm cho được công việc hợp ý (chọn địa điểm công ty, ngành nghề… theo sở thích của mình) Thử quan sát qua các phiên chợ việc làm, thường những ứng viên cần thu nhập sẽ chấp nhận vị trí tương đối phù hợp, thậm chí công việc chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Còn những người chưa bức bách cần tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố vì có “nhà tài trợ” như gia đình…thì thong thả, kiên trì chờ việc hợp ý hơn. Vậy phải đặt ra câu hỏi ngược là cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói? Nhiều người chê công việc không xứng trình độ, lương thấp nhưng bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa hẳn là thất thế. Chắn hạn anh có bằng kỹ sư cơ khí, nhưng ra trường khó mà được người ta giao việc ngay vì anh thiếu kinh nghiệm. Vậy tại sao không thử xin vào làm công nhân cơ khí, thay vì mất thời gian dài chờ cho được việc đúng trình độ, thì anh có thời gian tích lũy kiến thức thực hành, quan sát công việc của các kỹ sư qua thực tế. Khi đã có kinh nghiệm thực tế như vậy thì chắc chắn cơ hội tìm được việc đúng ngành, đúng trình độ sẽ cao hơn. Khánh Hiền (DT)
|
Lạm phát kéo dài, nhiều công ty, doanh nghiệp lao đao. Đối mặt với vòng luẩn quẩn thất nghiệp khiến cuộc sống của nhiều người trẻ trở nên bi quan, nặng nề với những áp lực cuộc sống.
Bàn về vấn đề “bằng đỏ thất nghiệp” nhiều ý kiến cho rằng, thực trạng đáng buồn này đang trở nên khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) nhận định số người thất nghiệp trên thế giới sẽ lập kỷ lục mới trong năm nay và còn tiếp tục tăng cho đến tận năm 2017.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.