Bỏ ngang việc học Luật, trải qua một loạt nghề kiếm tiền, Đỗ Viết Tuấn đã thực hiện những chuỗi clip và lớp dạy làm đồ thủ công rất ăn khách.
Học ĐH Luật Hà Nội được 2 năm, không thấy hợp, chàng trai Đỗ Viết Tuấn (quê ở Thanh Hóa) bỏ vào Sài Gòn. Lăn lộn nhiều công việc từ phục vụ bàn, viết báo, kinh doanh… cuối cùng Tuấn quyết định mở một “kênh truyền hình” chỉ dành riêng cho handmade. Đó là các TV show mang tên D.I.Y (Do it youself) let’s go định kì tháng một số.
Chân dung Đỗ Viết Tuấn.
Từ tiếc những que kem bỏ đi
Viết Tuấn đến với handmade đầy tình cờ. Tuấn nhớ lại, khi còn học lớp 9, nhà là đại lý tạp hóa lớn. Trong đó, người nhà, khách hàng mua kem xong bỏ lại que kem cứ ngày một nhiều. Nhìn những que kem khá đẹp, thấy tiếc nên Tuấn gom lại, rửa sạch, phơi khô với suy nghĩ sẽ có lúc dùng đến.
Sản phẩm đầu tiên của “lúc dùng đến” chính là ngôi nhà bằng que kem. Từ đó, nhiều sản phẩm handmade khác được Tuấn làm, chỉ đơn giản tặng bạn bè trong những ngày lễ, sinh nhật…và được bạn bè rất thích thú.
Những lúc ấy, Tuấn vẫn chưa hề có khái niệm handmade là gì cho đến khi lên đại học. Tuấn chia sẻ: “Mãi sau khi xem một chương trình trên VTV2, thấy họ dạy cách làm đồ giống như mình, mình mới biết hóa ra đồ mình hay làm gọi là đồ handmade”. Từ đó, Tuấn tìm hiểu qua các trang mạng của Việt Nam và nước ngoài, lân la đến các shop handmade, tham gia các hội nhóm handmade để nâng cao tay nghề. Những chiếc móc khóa, móc treo tường, thiệp…cứ thế ra đời.
Mọi việc lẽ ra cứ dừng lại ở vậy cũng như bao người làm handmade khác, cho đến khi Tuấn quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn tìm thử thách mới.
Đến “ông chủ” kênh truyền hình về handmade
Vào Sài Gòn, Tuấn làm nhiều công việc như phục vụ, kinh doanh, cộng tác báo…Bên cạnh đó, Tuấn cũng tham gia nhóm Sigonhandmade. Nhưng việc tham gia hội nhóm cũng không đủ làm bản thân thích thú, “việc lập nhóm handmade không có gì mới, mình muốn làm một điều gì lạ và phá cách trong cộng đồng handmade”. Tuấn chia sẻ.
Kí ức về chương trình trên VTV2 tràn về. Tại sao mình không làm một TV show về handmade phát trên Youtube? Tuấn tự hỏi và bắt tay ngay vào thực hiện. Tuấn cho biết “hồi ấy xem chương trình đó, thấy người ta dạy làm handmade khó hiểu, khó làm nên mình muốn làm một chương trình với ba “dễ” : dễ làm, dễ tìm kiếm và dễ hiểu”.
Một vài gian hàng hội chợ D.I.Y Craftfair.
Tuấn bắt tay thực hiện ý tưởng với 8 người bạn và ba cái không: không tiền, không kinh nghiệm và không biết sẽ đi đến đâu. “Khó khăn vậy, nhưng không có nghĩa là bỏ cuộc vì mình rất đam mê handmade và muốn người chưa biết đến handmade biết cách làm nếu yêu thích”. Tuấn chia sẻ.
Bỏ tiền làm thêm, tiền bán handmade trong các hội chợ đầu tư máy quay. Làm quen với các bạn trường sân khấu điện ảnh học cách quay phim và tìm người giúp mình quay phim. Theo phụ đoàn làm phim học kĩ năng, kỹ xảo, cách viết kịch bản… là những cách Tuấn chọn để khác phục khó khăn để cho “đứa con tinh thần” D.I.Y được ra mắt đều đặn hàng tháng. Và TV show D.I.Y số đầu tiên ra mắt từ tháng 2.2012 với chủ đề về Valentine. Cứ thế, mỗi tháng mỗi số xoay quanh các chuyên mục: hướng dẫn làm, giao lưu với nhân vật, và các tin tức về offline, hội chợ handmade…
“Qua các TV show, mình muốn ai nếu thích handmade đều tự học làm được, chứ nếu học qua sách thì hơi khó hiểu. Hơn nữa cũng để mọi người thấy giá trị của handmade. Nhiều người cứ nghĩ handmade là rẻ tiền nhưng thực chất làm ra sản phẩm rất công phu, đòi hỏi sáng tạo cao nên nhiều sản phẩm rất đắt tiền” - Tuấn chia sẻ.
Tuấn cũng bật mí thêm sắp tới sẽ thực hiện thêm những chương trình thực tế về handmade.
Nhân rộng tình yêu handmade
TV show của Tuấn hầu hết được các bạn trẻ rất thích thú, nhiều bạn muốn tham gia ekip, tham gia nhóm và làm khách mời của D.I.Y. Nhờ đó, Tuấn có thêm nhiều mối quan hệ trong cộng đồng handmade. Và để nhân rộng hơn nữa phong trào làm handmade, Tuấn cùng bạn bè tổ chức thêm các hội chợ handmade mang tên D.I.Y Craftfair để tạo cơ hội kinh doanh, chia sẻ cho nhiều bạn trẻ. Đến nay, đã 5 lần hội chợ được tổ chức.
Lớp học handmade ở các quán cà phê Tuấn tổ chức.
Chừng vậy, với Tuấn có lẽ vẫn chưa đủ nên Tuấn và các bạn mới quyết định mở thêm lớp học. Tuần một buổi và địa điểm thường là quán cà phê, với học phí trung bình 30.000–50.000 một buổi. Nhờ đó, Tuấn vừa có tiền trang trải cho D.YI vừa bồi dưỡng cho ekip của mình vừa nhân rộng handmade đến nhiều bạn. “Ngoài dạy ở TP.HCM, sắp tới mình sẽ mở rộng ra lớp học ở Biên Hòa” - Tuấn bật mí. Nhờ TV show, hội chợ, các lớp học mà Tuấn hoàn toàn sống được ở Sài Gòn với handmade.
Êkip thực hiện TV show D.I.Y.
Những TV Show, hội chợ, lớp học giúp Tuấn trang trải được rất nhiều trong cuộc sống và cũng dư dả phần nào. Tuấn bật mí thêm cũng nhờ những chương trình đó mà có một công ty nhận mình vào đề cùng đầu tư một trang xã hội giao lưu về handmade.
Tuấn bộc bạch “lúc đầu với mình chỉ là đam mê với handmade, nhưng giờ ngoài đam mê là công việc mang lại thu nhập chính, là nghề nghiệp gắn bó lâu dài. Mình thích sẽ làm giàu với handmade, nhưng trước hết phải giỏi đã để giúp cho TV show của mình ngày càng phát triển, các lớp học, hội chợ cũng vậy để cho nhiều người đến với và nghề này của Việt Nam phát triển mạnh hơn”.
Theo TI
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!