Cùng học từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng luôn có những từ đồng âm khác nghĩa mà đôi lúc chúng ta thường bị nhầm lẫn, trong những trường hợp đó thì ngữ cảnh là một yếu tố rất quan trọng để người nghe có thể hiểu được nghĩa của câu.

John: Hello các bạn trẻ! Tuần mới của các bạn thuận lợi cả chứ?

Linh: Chào anh John! Hôm nay trông anh tràn trề năng lượng quá, cứ như vận động viên Olympic ý nhỉ.

John: À đấy, nhân tiện nhắc đến, hôm qua Chủ Nhật anh ra quán xem thi đấu Olympic với mọi người, học được một câu rất là hay nhé:

Trọng tài trọng tài vận động viên

Vận động viên động viên trọng tài.

“Trọng tài” thứ nhất là một nghĩa nhưng “trọng” và “tài” đứng sau lại có nghĩa khác. “Vận động viên” và “động viên” cũng thế, đọc có thể thấy giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau.

Linh: Trình độ tiếng Việt của anh John ngày càng cao rồi đấy, gần bằng trình độ tiếng Anh của Linh rồi, haha.Những từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Anh em cũng biết tương đối đấy nhé.

Chẳng hạn:

The man closes the window because the storm is coming closer.
(Người đàn ông đóng cửa sổ vì cơn bão đang đến gần hơn.)

Hai từ “close” trong câu trên có hai nghĩa, một là “đóng” (cửa), hai là “gần”.

Hoặc

I want to go to Turkey and eat turkey.
(Tôi muốn đi Thổ Nhĩ Kỳ và ăn thịt gà tây.)
 
Turkey ở đây vừa có nghĩa là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, vừa có nghĩa là món gà tây.
 
John:

John: Ồ, thế anh John đố Linh kể thêm 1 đất nước nữa mà cũng có từ đồng âm khác nghĩa đấy!

Linh: Quá dễ, quá dễ!

John is polishing his Polish table.
(John đang đánh bóng chiếc bàn Ba Lan của anh ấy.)
 
“Ba Lan” cũng chính là “đánh bóng”, đúng chưa nào?
 
John:

John: Linh thật siêu quá, đúng là không thể đánh giá thấp được.

Bây giờ khó hơn đi, em phải nói một câu mà trong đó một từ thể hiện ba nghĩa khác nhau nhé.

Linh: Để em xem nào…

He deserted the desert because he didn’t have desserts after meals.
(Anh ta rời bỏ sa mạc vì không có món tráng miệng sau các bữa ăn.)

Desert thứ nhất là rời bỏ, desert thứ hai là sa mạc, còn dessert cuối cùng viết khác một chút, lại là món tráng miệng.

John: Ồ, câu này chưa đạt yêu cầu lắm vì “rời bỏ” và “hoang mạc” viết giống nhau nhưng cách đọc lại khác giữa /'dizət/ và /de'zə:t/, còn “món tráng miệng” dù phát âm /'dizət/ giống “rời bỏ” nhưng viết lại khác một chút rồi.

Vẫn chưa tính câu này nhé, một từ có ba nghĩa cơ mà, ít nhất cách viết cũng phải giống nhau hết chứ.

Linh: Ôi anh John khó tính thế! Nhưng không sao, Linh vẫn còn câu khác:

Tomorrow we need to be present at Linh’s birthday party to present the present.
(Ngày mai chúng ta cần có mặt tại bữa tiệc sinh nhật Linh để tặng quà.)
 
Chuẩn xác một từ present mang ba nghĩa chưa anh John?
 
John:

John: Haha, đạt yêu cầu rồi đấy. Anh sẽ giúp Linh thêm một ví dụ nữa, câu này đơn giản thôi nhưng một từ cũng có ba nghĩa đấy nhé.

I can can a can.
(Tôi có thể đóng một cái hộp.)

Can ở đây vừa là động từ khuyết thiếu, vừa là động từ và danh từ, Linh thấy lợi hại chưa?

John & Linh: Các bạn ạ, tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng luôn có những từ đồng âm khác nghĩa mà đôi lúc chúng ta thường bị nhầm lẫn, trong những trường hợp đó thì ngữ cảnh là một yếu tố rất quan trọng để người nghe có thể hiểu được nghĩa của câu. Hy vọng một vài ví dụ vừa rồi có thể giúp các bạn hình dung thêm về sự phong phú trong từ ngữ tiếng Anh.

Chúc các bạn một tuần mới gặp nhiều may mắn!

Theo Thethaohangngay