Đã có đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013

Sáng nay 2/6/2013 gần 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp môn văn. Xem chi tiết đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013 tại đây.

Môn văn là môn thi đầu tiên, Thời gian làm bài thi 150 phút với hình thức tự luận. Theo nhận định của các chuyên gia thì đề thi môn văn năm nay cũng như mọi năm sẽ bám sát kiến thức sách giáo khoa và không khó.  Tuyensinh247 sẽ liên tục cập nhật đáp án đề thi môn văn của thầy cô giáo bộ môn và của bộ giáo dục nhanh nhất ngay sau khi công bố.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 Môn Ngữ Văn cụ thể như sau:

Download đề thi tốt nghiệp môn Văn năm 2013 tại đây.

Câu 1: Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?

- Giới thiệu khái quát: Chi tiết hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo, mang nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật nhà văn.

- Tái hiện chi tiết: Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du xuất hiện ở cuối truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn). Một buổi sáng thanh minh, bà mẹ Hạ Du ra thăm mộ con và ngỡ ngàng trước hình ảnh mình bắt gặp: một vòng hoa "hồng hồng trăng trắng" nằm khum khum trên nấm mộ con trai bà. Vốn là mộ của một kẻ tử tù chết chém, bị coi thường, bị khinh rẻ, bị hiểu lầm, bà vẫn đinh ninh sẽ chẳng ai thèm đoái hoài tới nấm mộ và người đã khuất. Hình ảnh vòng hoa khiến bà thực sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Trong khoảnh khắc bà không hiểu chuyện gì đã xảy ra, không biết ai đã mang vòng hoa đến đặt trước mộ con bà. Cuối cùng, trong sự xúc động đã lên đến cao trào, bà òa lên tiếng khóc thảm thiết.

- Ý nghĩa của hình ảnh:

+ Ý nghĩa nội dung:
Vòng hoa như một hình ảnh thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà văn Lỗ Tấn đối với cuộc đời và sự nghiệp, sự hi sinh của những người cách mạng như Hạ Du. Ông yêu quý, trân trọng người chiến sĩ cách mạng ấy.

Vòng hoa cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc khi đã có người thấu hiểu và cảm thông cho người chiến sĩ cách mạng. Vòng hoa cũng là dấu hiệu tốt lành, là lời khẳng định sẽ có những con người tiếp tục đứng lên làm cách mạng, tiếp bước con đường mà Hạ Du và những đồng chí của anh đang đi, hoàn thành sự nghiệp mà anh còn dang dở.

+ Ý nghĩa nghệ thuật:

Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của Lỗ Tấn khi xây dựng được một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Nó là chi tiết cuối, khép lại thiên truyện nhưng lại mở ra cho người đọc biết bao cảm xúc và liên tưởng, tạo nhiều dư ba, phấn chấn trong lòng người. Làm đối trọng với hình ảnh bánh bao tẩm máu người, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và niềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ cách mạng, vào sự đổi thay, thức tỉnh của quốc dân.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:

Chiều ngày 30-4-2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyên Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, trường Trung học phổ thông  Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.

(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6-5-2013)

2.1. Giải thích vấn đề: Thông qua câu chuyện về hành động của bạn Nguyễn Văn Nam, người đọc (nhất là những bạn trẻ) cần suy nghĩ nghiêm túc về lòng dũng cảm, về tình yêu thương, sự hi sinh vì cộng đồng.

2.2. Bình luận, chứng minh:

- Ca ngợi những tấm gương về lòng dũng cảm, tình yêu thương và sự hi sinh vì người khác:

- Phê phán những biểu hiện của thói ích kỉ, vụ lợi, sự vô cảm, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của không ít bạn trẻ hiện nay.

2.3. Bài học nhận thức và hành động

- Bài học nhận thức: Cần nâng cao ý thức về trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đề cao, tôn vinh để nhân rộng các tấm gương cao đẹp ấy.

- Bài học hành động: Có hành động thiết thực vì cộng đồng.

Nguyễn Văn Nam là một học sinh thuộc gia đình nông thôn nghèo của Xã Trung Sơn, nhưng gia đình em cũng là gia đình giàu truyền thống cách mạng; thế hệ cha chú em có nhiều thành viên từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bản thân bà nội em bây giờ là mẹ liệt sỹ. Khi còn sống, sinh hoạt tại quê nhà, Nam đã nhiều lần có hành động giúp đỡ, cứu chữa người bị thương, bị hại, bị tai nạn. Điều đó thể hiện tính cách dũng cảm, tinh thần thương người như thể thương thân của một người con trong một gia đình có truyền thống cứu người

Trong khi đang đi bắt tổ chim ở bãi dâu bên bờ sông Lam gần nhà, thuộc địa phận xóm 3 xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Nghệ An thì nghe có tiếng kêu cứu từ một đám trẻ nhỏ đang tắm ở bến sông gần đó (bến đò Cung), Nam đã nhanh chóng chạy tới và lao xuống sông cứu người.

Người đầu tiên Nam cứu là em Trần Quốc Mạnh, 15 tuổi thuộc xóm 3-Trung Sơn, khi đó Mạnh vừa nhảy xuống sông định bơi ra tắm và Nam đã ngăn cản và kéo Mạnh lên bờ.

Sau đó, Nam bơi ra cứu tiếp 3 người nữa, gồm Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Công Lương (đều 15 tuổi, thuộc xóm 3, Trung Sơn) khi đó cả 3 người đều đang chới với ngoài dòng nước xoáy và sắp chìm.

Người cuối cùng Nam bơi ra cứu là em Nguyễn Hữu Đô (12 tuổi), khi đó Đô đang trong hoàn cảnh nguy kịch nhất: em sắp chìm và đang bị dòng nước xiết cuốn đi. Nhưng cứu được em Đô lên bờ thì cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước đang chảy xiết, nên em đã bị nước cuốn trôi và chết đuối. 

Sau khi đuối nước, Nam nhanh chóng bị cát sông Lam vùi lấp và mãi đến gần 4 giờ sau xác em mới được cứu vớt để về an táng tại nghĩa trang quê nhà.

Tôi thật vô cùng ngưỡng mộ đức hy sinh quyên minh vì sự sống nhân loại,là tấm gương sáng nối tiếp truyền thống dân tộc việt nam .em Nguyễn Văn Nam đã quên mình cứu các em nhỏ ,mỗi một chúng ta cần phát động phong trào học tập tấm gương chói sáng ấy tới mọi thành phần trong xã hội chúng ta .đăc biêt trong các trương học và tầng lớp tuổi trẻ cần sống có trách nhiệm với mọi người,cần quan tâm giúp đỡ gia đình em Nam nhiều hơn .Để em yên giấc trong cõi vĩnh hằng thanh thản và siêu thoát.

Câu 3a: Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị qua đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (trích trong Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài: cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại với sự nghiệp văn học đồ sộ trên nhiều thể loại. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông đặc biệt nặng lòng với đất và người miền Tây, với những phong tục tập quán và cuộc sống của con người vùng cao Tây Bắc.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn tiêu biểu của Tô Hoài, được trích trong tập Truyện Tây Bắc (tác phẩm giành giải nhất cuộc cuộc thi báo Văn nghệ 1953-1954, cùng với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc).

- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện tập trung nhất ý đồ tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân là minh chứng sinh động cho nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài.

2. Thân bài.

- Tóm tắt diễn biến cuộc đời, số phận Mị trước đêm tình mùa xuân: Vốn là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, yêu tự do nhưng bởi sự bất công, sự bóc lột của bọn phong kiến miền núi (cường quyền) và những hủ tục lạc hậu (thần quyền), Mị đã phải trở thành con dâu gạt nợ, thành nô lệ cho nhà thống lí, bị bóc lột, bị hành hạ, bị đối xử như súc vật. Tưởng như bao nhiêu đọa đày ấy đã hủy diệt sức sống của cô gái trẻ.

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân

+ Sự thay đổi trong thiên nhiên: Mùa xuân về với Hồng Ngài mang theo sức sống mới cho thiên nhiên, con người nơi đây (dẫn chứng: những cơn gió thổi vào mái gianh vàng ửng, những thiếu nữ mang váy xòe phơi trên đá chuẩn bị cho những cuộc chơi, lũ trẻ vui đùa trên sân ...). Mùa xuân (của đất trời) đã mang lại sức sống mới cho con người, thổi vào cuộc sống vốn trầm lặng của người vùng cao làn gió mới, phơi phơi xuân tình.

+ Diễn biến tâm lí và hành động của Mị:

* Diễn biến 1: Mị nghe thấy tiếng hát (của những đôi lứa yêu nhau), tiếng sáo (5 lần tiếng sáo xuất hiện và được miêu tả vô cùng chi tiết, kĩ lưỡng: từ xa đến gần, từ âm thanh của thế giới bên ngoài đến nỗi ám ảnh nội tâm). Tiếng hát, tiếng sáo ấy nhắc nhớ Mị về một quá khứ tươi đẹp, về một cô Mị trẻ trung phơi phới đầy sức sống, khát sống, khát yêu. Tiếng hát, tiếng sáo như một âm thanh của ngoại giới làm sống lại khao khát vẫn bấy lâu ẩn chứa trong tâm hồn người thiếu phụ vùng cao. Tiếng sáo, tiếng hát cũng nhắc nhớ Mị về thực tại, về những bất công phí lí mà mình phải chịu.

* Diễn biến 2: Mị uống rượu. Đây thực sự là một hành động nổi loạn của nhân tính, đánh dấu quá trình thức tỉnh của Mị. Cô uống ừng ực từng bát lớn, uống như nuốt vào trong bao nhiêu căm giận, tủi hờn. Cô nghĩ "người ta uống được sao Mị không được uống?". Cô đã ý thức mình như một con người, từ bỏ kiếp sống câm lặng, súc vật, đồ vật trong nhà thống lí. Nhưng ngay khi ý thức về bản thân trở lại, cô lại lặng lẽ bước vào phòng, ngồi trên giường và nghĩ nếu có nắm lá ngón chắc mình sẽ ăn ngay cho chết. Ý thức làm người trở lại, đối diện với thực tại tăm tối, cô không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu mà mong tìm sự giải thoát. Muốn chết cũng là một biểu hiện của lòng khát sống, sống cho ra sống.

* Diễn biến 3: Mị muốn đi chơi. Đây lại là hành động nổi loạn thứ hai. Cô bước đến góc nhà, với chiếc váy, xắn miếng mỡ khêu đèn cho thêm sáng. Cô muốn thắp sáng cuộc đời tăm tối, tủi cực của mình. Hành động này thể hiện sức sống bấy lâu bị vùi dập, tiềm tàng trong Mị nay đã vùng lên mạnh mẽ. Khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng những sợi dây ràng buộc của cường quyền, thần quyền. Muốn đi chơi là muốn được tự do, muốn được hạnh phúc, muốn được sống trọn vẹn làm người.

* Diễn biến 4: Mị bị A Sử trói. Khát vọng bùng lên nhưng lại bị vùi dập tàn nhẫn. A Sử về, trói nghiến Mị bằng một thúng sợi đay, quấn tóc cô quanh cột.

* Diễn biến 5: Mị dần tỉnh ra và đau đớn trở lại thực tại. Bị trói đứng trên cột, đầu Mị vẫn văng vẳng tiếng sáo, tiếng hát gọi bạn tình. Nhưng rồi cô sớm trở về thực tại khi vùng bước đi và gặp phải những lằn dây trói đang xiết chặt quanh da thịt. Tiếng chân ngựa đầu nhà nhắc nhớ cô về thân phận ngựa trâu. Mị nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Cô cúi đầu cam chịu. Nhưng một khi ngọn lửa sống đã bùng lên thì không thể bị dập tắt. Sợi dây trói chỉ có thể trói buộc thân thể cô chức không thể trói được tâm hồn yêu tự do.

- Ý nghĩa nghệ thuật: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn khi phát hiện và trân trọng khát vọng sống của con người dù bị đọa đày tàn nhẫn. Nó cũng thể hiện tài năng bậc thầy của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

=> Đánh giá chung: Qua diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, người đọc nhận ra giá trị nhân đạo sâu sắc và giá trị hiện thực (tố cáo các thế lực phong kiến miền núi) của tác phẩm. Đồng thời, một lần nữa minh chứng cho tài năng nghệ thuật của nhà văn.

3. Kết bài.

- Đánh giá khái quát tài năng nghệ thuật của Tô Hoài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đồng thời khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

(Theo Hocmai)

Câu 3b: Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012 , tr. 115 – 116 – 117)

I. GIỚI THIỆU

- Đất Nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng.

13 dòng thơ là hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi người của chúng ta.

II. NỘI DUNG (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây)

 Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về Đất Nước, từ chiều sâu của văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian Đất Nước.

1. ĐẤT NƯỚC GẮN LIỀN VỚI NHỮNG KỶ NIỆM THÂN THƯƠNG.

    Đất là nơi anh đến trường,
    Nước là nơi em tắm,

2.  ĐẤT NƯỚC LÀ NƠI KHẮC GHI NHỮNG KỈ NIỆM RIÊNG TƯ THƠ MỘNG TUYỆT VỜI:

   Đất Nước là nơi ta hò hẹn.
   Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

3.  ĐẤT NƯỚC CÒN LÀ GIANG SƠN YÊU QUÝ QUA LÀN ĐIỆU DÂN CA TRỮ TÌNH:

   Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc",
   Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi".

4.  ĐẤT NƯỚC LÀ CỘI NGUỒN CỦA DÂN TỘC – MỘT DÂN TỘC CAO QUÝ

  Cùng với thời gian đằng đẵng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ thuở sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên:

  Đất là nơi Chim về...
  Nước là nơi Rồng ở
  Lạc Long Quân và Âu Cơ,
  Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

5. NHẬN ĐỊNH CHUNG

- Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng qua những liên tưởng kì thú.

- Ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời - và qua chiều rộng của không gian - đất nước là cội nguồn của dân tộc.

III. KẾT LUẬN

Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

Lý Tú Anh, Hồ Kỳ Thuận, Nguyễn Hữu Dương
(Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, giọng thơ sôi nổi, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trong các vùng đô thị tạm chiếm trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dạt dào và những suy tư, chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc.

- Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích Đất Nước trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác tại chiến khu Trị Thiên trong những ngày phong trào đấu tranh chống Mĩ Ngụy đang sục sôi. Tác phẩm thể hiện những suy tư sâu sắc của nhà thơ về cội nguồn Đất Nước là cơ sở cho tình yêu nước, cho niềm tin tất thắng của cuộc đấu tranh.

- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thơ cần phân tích tập trung lí giải Đất Nước ở chiều không gian địa lí với rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian.

2. Thân bài:

 - Khái quát chung về phần đầu bài thơ: nhận thức chung về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Đoạn thơ dùng hình thức độc đáo để cắt nghĩa, lí giải Đất Nước: cách tách từ (triết tự).
- Đất Nước hiện hình trong rất nhiều không gian khác nhau:

+  Những không gian quen thuộc: ngôi trường, dòng sông.
+ Đất nước xuất hiện trong không gian yêu thương tình nghĩa (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm) => Phân tích hình ảnh chiếc khăn: biểu tượng của nỗi nhớ (dẫn chứng trong ca dao)
+ Đất nước hiện lên qua không gian kì vĩ, tráng lệ của gấm vóc giang sơn: "hòn núi bạc", "nước biển khơi" ...
+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn, quần tụ và sinh cơ lạc nghiệp của cả cộng đồng: "nơi dân mình đoàn tụ", nơi rồng ở, nơi chim về => cội nguồn dân tộc qua việc nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đất nước gắn liền với những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất bình dị, thân thiết mà rất đỗi thiêng liêng của con người: học tập, lao động, sản xuất, yêu thương, sinh cơ, lập nghiệp, ... Cùng với đó là những truyền thống cao đẹp của dân tộc: truyền thống hiếu học, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết, ý thức cội nguồn ...
==> Đất nước vừa gần gụi thân quen vừa lớn lao kì vĩ gợi trong ta niềm yêu quý, tự hào.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen như mạch kể câu chuyện, khi thủ thỉ tâm tình, khi thì trào lên xúc động như dòng chảy miên viễn của thời gian, như tầm bao quát mênh mông của không gian đất nước.
+ Giọng điệu trữ tình, chính luận
+ Nghệ thuật đối, lặp tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ
+ Cách triết tự để định nghĩa mang lại cái nhìn mới mẻ, đa chiều cho khái niệm Đất Nước.
+ Sử dụng vô cùng hiệu quả các chất liệu văn hóa dân gian: Ca dao, thần thoại, truyền thuyết ... để thêm một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt: Đất Nước của Nhân dân.
- Liên hệ tới các sáng tác khác về Đất nước (Đất nước của Nguyễn Đình Thi)
=> Tình yêu quê hương, đất nước lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ
- Liên hệ bản thân

3. Kết luận

- Đánh giá khái quát về những thành công, những đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

(Theo Hocmai)

Chiều tối ngày 4/6/2013, bộ Giáo dục và đào tạo sẽ chính thức công bố đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013.

Đáp án Đề thi tốt nghiệp môn văn năm 2013 của bộ giáo dục và đào tạo

Download tại đây: http://tuyensinh247.com/themes/image_tiny/DA-MonVan- BoGD.rar

 

Soạn tin: DAT(dấu cách) Van  8712

Đáp án nhanh nhất, chính xác nhất. Gửi trực tiếp về điện thoại của bạn khi có đáp án.

Theo thethaohangngay

Xem thêm tại đây: Đề thi tốt nghiệp năm 2014