Đại học Bách khoa TPHCM dự kiến dành 5% chỉ tiêu xét tuyển thí sinh đặc cáchTrường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM đang xây dựng phương án xét tuyển các thí sinh đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021 (dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của trường). Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đang xây dựng phương án xét tuyển các thí sinh đặc cách tốt nghiệp năm nay (dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của trường). Theo đó, ngoài xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, trường dự kiến bổ sung phương thức xét tuyển riêng dành cho thí sinh đặc cách tốt nghiệp. Cụ thể, phương thức dự kiến này sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, bài luận của thí sinh và kết hợp với phỏng vấn trực tiếp. Trong đó, phần phỏng vấn thí sinh về mức độ sẵn sàng cho việc học tập ở trường với các ngành học đã đăng ký. “Đây chỉ là dự tính ban đầu, phương án chính thức nếu có sẽ được công bố theo quy định. Hiện trường đang chờ thêm hướng dẫn từ phía ĐH Quốc gia TP.HCM để có phương án chính thức”, ông Thắng thông tin thêm. Như vậy, nếu ĐH Quốc gia TP.HCM đồng ý thì trường này có 2 cách xét tuyển thí sinh đặc cách. Phương thức kết hợp học bạ, bài luận, phỏng vấn chỉ dành riêng diện đặc cách. Phương thức năng lực đợt 2 gồm cả thí sinh đặc cách và thí sinh có thi tốt nghiệp đượctham gia xét tuyển. Chia sẻ thêm về hình thức phỏng vấn, PGS-TS Bùi Hoài Thắng cho biết, trường đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức phỏng vấn thí sinh từ phương thức 6 trong đợt tuyển sinh này. Theo đề án tuyển sinh đã công bố, hình thức phỏng vấn này áp dụng cho 1 - 5% tổng chỉ tiêu của trường (tương đương 50 - 250 người). Đây là năm đầu tiên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng hình thức xét tuyển này trong tuyển sinh bậc ĐH, áp dụng cho tuyển sinh chương trình chất lượng cao và tiên tiến (học bằng tiếng Anh) và những thí sinh chuyển tiếp nước ngoài. Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính... “Đến thời điểm này, thí sinh được đặc cách tốt nghiệp nếu đã trúng tuyển vào trường bằng các phương thức tuyển sinh khác (điểm thi năng lực, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng…) có thể xác nhận nhập học theo quy định”, ông Thắng thông tin thêm. Trước đó, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã công bố chính thức phương án xét tuyển riêng dành cho thí sinh đặc cách tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, điểm xét tuyển là tổng điểm được quy đổi từ các tiêu chí khác nhau. Trong đó, tiêu chí bắt buộc là kết quả học tập từng năm lớp 10, 11 và 12. Tiêu chí ưu tiên, không bắt buộc là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; giải thưởng nhất, nhì, ba kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, thành phố trở lên; là học sinh trường THPT chuyên hoặc năng khiếu. Theo Báo Thanh Niên
Xem thêm tại đây:
Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2021
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.