Trường Đại học Kinh tế TPHCM đổi tên và thành lập 3 trường thành viên: Trường kinh doanh; trường kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế.
Những thay đổi này nằm trong đề án tái cấu trúc trường Đại học Kinh tế TP HCM giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến công bố vào ngày 27/10, dịp kỷ niệm 45 năm thành lập.
Theo đó, trường Kinh doanh đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân. Trường có các khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing, Quản trị, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán và Viện Du lịch.
Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước tập trung lĩnh vực Kinh tế và hành vi, Tài chính công, Quản lý nhà nước, Pháp luật, Môi trường cho các nhà hoạch định chính sách. Trường có các khoa Kinh tế, Luật, Quản lý nhà nước, Tài chính công; các viện Chính sách công, Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Sức khỏe, Công nghệ bền vững, Kinh tế môi trường Đông Nam Á, Nghiên cứu kinh tế phát triển, Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực.
Trường Công nghệ và Thiết kế nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực Toán - Thống kê, Hệ thống thông tin kinh tế, Công nghệ, Máy tính, Đổi mới sáng tạo, Kiến trúc, quy hoạch và Thiết kế đa phương tiện. Trường gồm khoa Toán - Thống kê, Công nghệ thông tin kinh doanh; các viện Đô thị thông minh và quản lý, Đổi mới sáng tạo, Toán ứng dụng, Công nghệ ứng dụng.
Mỗi trường có ban lãnh đạo, Hội đồng Khoa học và đào tạo riêng, các viện nghiên cứu, viện nghiên cứu và đào tạo, các trung tâm và phòng tổng hợp. Trong giai đoạn 2021-2025, sau khi thành lập 3 trường thành viên, trường Đại học Kinh tế TP HCM sẽ nâng cấp thành Đại học UEH. Tiếp đó, đại học này dự kiến có thêm trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đại học này hướng đến 5 trụ cột gồm đào tạo, nghiên cứu, quản trị, vận hành và kết nối cộng đồng. Tên gọi "UEH" (University of Economics Ho Chi Minh City) được chọn bởi đây là thương hiệu quen thuộc với nhiều thế hệ giảng viên, người học tại trường.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM được hợp nhất từ trường Đại học Kinh tế TP HCM (thành lập năm 1976), Đại học Tài chính Kế toán TP HCM và Khoa Kinh tế (Đại học Tổng hợp TP HCM). Trường là thành viên Đại học Quốc gia TP HCM từ năm 1996, bốn năm sau đó được tách ra, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là một trong 14 trường đại học trọng điểm của quốc gia, được Thủ tướng cho phép tự chủ đại học toàn diện từ năm 2014. Trường có quy mô hơn 30.000 sinh viên, hơn 800 giảng viên, luôn nằm trong trường top lấy điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất TP HCM.
Trước đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định thành lập ba trường gồm Trường Cơ khí, Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Theo quy định của Luật Giáo dục đại học sửa đổi, cơ sở giáo dục đại học gồm đại học, trường đại học, học viện. Các đại học (đại học quốc gia, đại học vùng) là tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên, trường, khoa, phân viện... Trong khi đó, cơ cấu tổ chức một trường đại học, học viện gồm trường, khoa, phân viện, viện nghiên cứu.
Hiện, cả nước chỉ có 5 đại học gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, ba đại học vùng Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng.
Theo Báo Vnexpress
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.
Ngày 15/11, NEU - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chính thức thành Đại học. Là 1 trong 9 Đại học trên cả nước.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.