Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN công bố phương án tuyển sinh 2019Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2019, theo đó trường đào tạo 17 ngành học. 2.1. Đối tượng tuyển sinh: - Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định. - Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ. - Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019; - Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN quy định. - Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển. - Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT. 2.2. Phạm vi tuyển sinh: trong Toàn quốc 2.3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển; Ghi chú: A. Đối với chương trình đào tạo chuẩn và Chất lượng cao theo thông tư 23: - Xét tuyển dựa vào (1) kết quả bài thi THPT quốc gia; (2) chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (chứng chỉ A-Level); (3) kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ); xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và của ĐHQGHN. - Thời gian nhận ĐKXT và XT theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội. - Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 của ĐHQGHN; B. Đối với chương trình liên kết Quốc tế ngành Kinh tế - Tài chính: + 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia + 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả học tập ghi trong học bạ Trung học phổ thông. Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = M1+ M2 + M3 + Điểm ƯT (M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12). - Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 của ĐHQGHN; 2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT: a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định năm 2019. b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển. c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT. 2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: - Môn chính: Hệ số 2 - Riêng với các CTĐT CLC TT23 kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2019 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo
2.7. Tổ chức tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội - Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. - Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT quốc gia đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Quy chế tuyển sinh và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm môn ngoại ngữ hệ số 2. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp. Điểm xét tuyển = ĐM 1 + ĐM 2 + ĐM Ngoại ngữ x 2 + ĐƯT (KV,ĐT) / 3 x 4 (ĐM: điểm môn, ĐƯT: điểm ưu tiên, KV: khu vực, ĐT: đối tượng) - Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung. 2.8. Chính sách ưu tiên: 1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của BGDĐT và của ĐHQGHN. 2. Tuyển thẳng và xét tuyển thẳng: a) Xét tuyển thẳng Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải chính thức (Nhất, Nhì, Ba) trong kì thi chọn Học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT; Đối tượng 2: Thí sinh là học sinh trường chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là thành viên chính thức đội tuyển dự kì thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kĩ thuật khu vực, Quốc tế, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT; Đối tượng 3: Thí sinh đạt giải chính thức (Nhất, Nhì, Ba) trong kì thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT; Đối tượng 4: Thí sinh là học sinh trường chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT; Đối tượng 5: Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và các lớp chuyên thuộc các trường chuyên (trong danh mục các trường THPT chuyên được phân bổ chỉ tiêu tuyển thẳng vào trường ĐH Ngoại ngữ năm 2019) đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT và có tổng điểm 4 bài thi/môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 28,0 điểm, trong đó không có điểm bài thi/môn thi nào dưới 5,0 điểm. Đối tượng 6: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển. Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT. Ghi chú: Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN - ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và thi đỗ tốt nghiệp THPT. Danh sách các trường chuyên được phân bổ chỉ tiêu tuyển thẳng vào Trường ĐHNN- ĐHQGHN năm 2019
Danh sách gồm 82 trường b) Ưu tiên xét tuyển (1) Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đảm bảo đầu vào ngành đào tạo tuyển sinh trong năm. (2) Trường ĐHNN ưu tiên xét tuyển đối với các học sinh tốt nghiệp THPT trong năm 2019 đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc cấp ĐHQGHN có môn thi phù hợp với ngành/chương trình đào tạo và đồng thời đáp ứng các điều kiện: đạt lực học loại giỏi liên tục trong 3 năm học bậc THPT; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành. c) Danh sách ngành đào tạo đại học thí sinh đăng ký học theo môn đoạt giải học sinh giỏi được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuy
2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN 2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2025. Hiện nhà trường đang thu học phí là 230.000 đ / 1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài. Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT: các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, kinh phí đào tạo: 35 triệu đồng/sinh viên/năm. Chương trình liên kết quốc tế ngành Kinh tế - Tài chính kinh phí đào tạo: 55.800.000 đồng/sinh viên/năm. Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 136 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 134 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD & ĐT là 152 tín chỉ. Lộ trình tăng: - Năm học 2019-2020: 265.000 đ / 1 tín chỉ - Năm học 2020-2021: 290.000 đ / 1 tín chỉ - Năm học 2021-2022: 315.000 đ / 1 tín chỉ 2.11. Các nội dung khác (không trái quy định): Hướng dẫn xét tuyển đại học chính quy của ĐHQGHN năm 2019 Thí sinh truy cập địa chỉ Web http://www.ulis.vnu.edu.vn/ để biết thông tin Tuyển sinh năm 2019 của trường. Theo TTHN
Xem thêm tại đây:
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Thi đại học và thi thpt quốc gia 2019
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.