Đại học Quốc tế Sài Gòn công bố thông tin tuyển sinh năm 2019Các em cùng theo dõi phương án tuyển sinh năm 2019 trường Đại học Quốc Tế Sài Gòn, đối với học sinh tốt nghiệp THPT tại Việt Nam dựa theo 2 phương thức xét tuyển là kết quả thi THPT Quốc Gia và kết quả học tập lớp 12. >> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐH Quốc Tế Sài Gòn TẠI ĐÂY. 2.1. Đối tượng tuyển sinh: - Học sinh tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; - Học sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh là ngôn ngữ chính), học sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính) tốt nghiệp các chương trình THPT chuẩn quốc tế (ví dụ: IB/AP/IGCSE...), học sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở các nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính; - Học sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB/AP/IGCSE...), học sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính). 2.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước 2.3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển; Ghi chú: Trường thực hiện 2 phương thức xét tuyển như sau: - Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. - Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông. 2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT: 2.5.1 Đối tượng HS tốt nghiệp các trường THPT Việt Nam: a. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. a1. Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển:
Tổ hợp môn A01 gồm: Toán, Lý, Ngoại ngữ. Trong đó môn Ngoại ngữ gồm: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Tổ hợp môn A00 gồm: Toán, Lý, Hóa. Tổ hợp D01 gồm: Toán, Văn, Anh Tổ hợp D15 gồm: Văn, Địa, Anh Tổ hợp C00 gồm: Văn, Sử, Địa Tổ hợp D90 gồm: Toán, Anh, KHTN Tổ hợp D72 gồm: Văn, Anh, KHTN Tổ hợp D78 gồm: Văn, Anh, KHXH Tổ hợp D96 gồm: Toán, Anh, KHXH a2. Chỉ tiêu xét tuyển: Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn dự kiến dành 230 chỉ tiêu để xét tuyển bậc đại học dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. a3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển: - Thí sinh có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. - Không nhân hệ số điểm môn thi, trước khi xây dựng biên bản điểm trúng tuyển (điểm trúng tuyển không nhân hệ số); - Điểm ưu tiên được xác định theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành; - Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định; - Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường. Nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh có kết quả thi cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định. b. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông. b1. Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển:
Tổ hợp môn A01 gồm: Toán, Lý, Ngoại ngữ. Tổ hợp môn D07 gồm: Toán, Hóa, Ngoại ngữ. Trong đó môn Ngoại ngữ gồm: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Tổ hợp môn A00 gồm: Toán, Lý, Hóa. Tổ hợp môn D01 gồm: Toán, Văn, Anh. Tổ hợp C00 gồm: Văn, Sử, Địa. Tổ hợp môn A07 gồm: Toán, Sử, Địa. Tổ hợp môn D11 gồm: Văn, Lý, Anh. Tổ hợp môn D12 gồm: Văn, Hóa, Anh. Tổ hợp môn D15 gồm: Văn, Địa, Anh. b2. Tiêu chí xét tuyển bậc đại học: - Tốt nghiệp THPT; - Điểm trung bình cả năm lớp 12; - Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển; - Xếp loại hạnh kiểm. b3. Chỉ tiêu xét tuyển: Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn dự kiến dành 370 chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông. b4. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển: Điều kiện xét tuyển đối với bậc đại học: - Tốt nghiệp THPT; - Điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt 6,0 trở lên (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào); - Điểm trung bình chung cả năm lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển đạt từ 6,0 trở lên; - Xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên. Nguyên tắc xét tuyển: Lấy thí sinh đạt điều kiện điểm trung bình chung các môn thuộc khối xét tuyển (nêu trên) và hạnh kiểm Khá trở lên có điểm trung bình cả năm lớp 12 từ cao trở xuống đến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho đủ chỉ tiêu đã xác định. Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng) được cộng vào điểm trung bình cả năm lớp 12 để xét tuyển khi điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY BẰNG TIẾNG ANH: Ngoài các điều kiện xét tuyển nêu trong mục a & b điều 2.5.1, để theo học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, thí sinh cần có IELTS 5.5 hoặc TOEFL PBT 500 (iBT 61); Trường hợp thí sinh chưa đạt điểm tiếng Anh đầu vào nêu trên sẽ vừa học chương trình kiến thức giáo dục đại cương vừa học chương trình tiếng Anh học thuật của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn trong thời gian không quá 12 tháng. Khi đạt TOEFL 500 theo yêu cầu của bậc đại học, sinh viên sẽ học chương trình kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bằng tiếng Anh. Thí sinh không có chứng chỉ tiếng Anh nêu trên được tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh do Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn tổ chức. Sinh viên chương trình tiếng Anh học thuật sẽ được tham dự các kỳ kiểm tra tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào 6 tháng/lần. Quá thời hạn 12 tháng sinh viên chưa đạt điều kiện tiếng Anh đầu vào sẽ chuyển học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt. 2.5.2 Đối tượng khác: a. Xét tuyển thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh là ngôn ngữ chính), thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính) tốt nghiệp các chương trình THPT chuẩn quốc tế (ví dụ: IB/AP/IGCSE...), thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở các nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính: a1) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Trường; a2) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Anh, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm) theo quy định của Trường. b. Xét tuyển thí sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ: IB/AP/IGCSE...), thí sinh có quốc tịch nước ngoài (tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính): b1) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Trường; b2) Có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Anh, xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (bảng điểm) và yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào theo quy định của Trường. 2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh bậc đại học và cao đẳng đối với hình thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo công văn số 760/KTKĐCLGD của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 12/6/2015 như sau:
a) Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường dựa vào kết quả thi THPT quốc gia:2.7.1 Quy định về hồ sơ đăng ký xét tuyển2.7. Tổ chức tuyển sinh: - Xét tuyển đợt 1: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; - Xét tuyển các đợt bổ sung: Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng cách điền thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo) và gửi về trường. Thí sinh đăng ký xét tuyển chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh nộp thêm bản sao kết quả TOEFL iBT hoặc IELTS. b) Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông: - Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời; - Bản sao công chứng học bạ THPT; - Bản chính kết quả TOEFL iBT hoặc IELTS (đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh). - Các loại giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên. c) Đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài, thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT các nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thí sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB/AP/IGCSE...). Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm: - Bản sao dịch thuật công chứng bằng tốt nghiệp THPT (nếu có); - Bản sao dịch thuật công chứng bảng điểm bậc THPT; - Bản chính kết quả TOEFL iBT hoặc IELTS (đối với thí sinh học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh quy định trong mục Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển). - Bản sao công chứng visa (đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài). 2.7.2 Quy trình đăng ký, nộp hồ sơ và xét tuyển a) Đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia đăng ký xét tuyển vào trường Bước 1: Đăng ký xét tuyển Nộp Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành: Phiếu đăng ký dự tuyển, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bước 2: Nộp hồ sơ xét tuyển a) Xét tuyển đợt 1: thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí ĐKXT, điều chỉnh nguyện vọng theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành; b) Xét tuyển các đợt bổ sung - Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại Trường, qua đường bưu điện chuyển phát ưu tiên hoặc các phương thức khác phù hợp với Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo. - Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc phương thức khác do trường công bố trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau. - Thí sinh không được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển trên cơ sở kết quả thi của thí sinh (đã cộng điểm ưu tiên theo quy định). Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển. Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học. Bước 5: Thí sinh xác nhận việc học tại trường bằng cách nộp bản chính của Giấy chứng nhận kết quả thi cho Trường trong thời gian quy định. b) Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông: Bước 1: Đăng ký xét tuyển - Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (theo quy định của trường) cùng với Phiếu đăng ký xét tuyển đại học - cao đẳng theo mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. - Thí sinh chưa nộp đủ hồ sơ theo quy định của trường cần ghi rõ trong Phiếu đăng ký các hồ sơ còn thiếu. - Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh: Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại Trường, qua đường bưu điện chuyển phát ưu tiên. Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc phương thức khác do trường công bố trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau. Bước 2: Nộp bổ sung hồ sơ đăng ký xét tuyển như sau Những thí sinh chưa nộp đủ hồ sơ ở bước 1 phải nộp hồ sơ bổ sung qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường, được vào Sổ đăng ký căn cứ theo con dấu bưu điện hoặc ngày nộp trực tiếp theo thời hạn quy định của trường. Các trường hợp do sơ xuất, không đăng ký xét tuyển khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học - cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có thể nộp đồng thời phiếu đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông bổ sung trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các tiêu chuẩn đã nêu trên. Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển. Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học. c) Đối với thí sinh có quốc tịch nước ngoài, thí sinh Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT ở các nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính, thí sinh học các trường Quốc tế tại Việt Nam và nhận văn bằng tốt nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận đủ điều kiện tuyển sinh vào các trường đại học (ví dụ như bằng IB/AP/IGCSE...). Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm: Bước 1: Đăng ký xét tuyển - Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của trường. - Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh theo quy định của trường. Những thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường, được vào Sổ đăng ký căn cứ theo con dấu bưu điện hoặc ngày nộp trực tiếp theo thời hạn quy định của trường Bước 2: Tổ chức kiểm tra kiến thức và tiếng Việt (đối với thí sinh có nguyện vọng học chương trình dạy bằng tiếng Việt quy định trong mục Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển). Bước 3: Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các tiêu chuẩn đã nêu trên. Ra quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển. Bước 4: Thông báo thí sinh trúng tuyển đến Trường làm thủ tục nhập học. 2.7.3. Thời gian xét tuyển sinh: 2.7.3.1. Thời gian xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trường sẽ công bố chi tiết lịch tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia trên trang thông tin điện tử của trường. 2.7.3.2. Thời gian xét tuyển sử dụng kết quả học bậc trung học phổ thông. - Đợt nhận hồ sơ và xét tuyển 1: + Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ): từ ngày 01/7 đến hết ngày 20/7/2019. + Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 22/7 đến hết ngày 24/7/2019. - Đợt nhận hồ sơ xét tuyển 2 và các đợt kế tiếp: + Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (hoặc bổ sung hồ sơ) từ ngày 25/7/2018. Thời gian xét tuyển 1 đợt là 10 ngày. Thời hạn kết thúc xét tuyển đợt cuối theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành. + Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ xét tuyển từng đợt. 2.8. Chính sách ưu tiên: Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Trường thực hiện chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019. Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, cụ thể: Học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng qui định. 2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: - Lệ phí xét tuyển chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt: 100.000 đồng/hồ sơ - Lệ phí xét tuyển chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: 550.000 đồng/hồ sơ 2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): - Học phí Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt khoảng: 46.600.000 đồng/năm (đối với ngành Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh), 53.600.000 đồng/năm (đối với ngành Khoa học máy tính). - Học phí Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh khoảng: 121.200.000 đồng/năm (đối với ngành Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh), 132.800.000 đồng/năm (đối với ngành Khoa học máy tính). 2.11. Các nội dung khác (không trái quy định): Các nội dung khác được quy định trong Quy định nhập học và Quy định học tập luôn được phổ biến công khai trên website, hồ sơ đăng ký xét tuyển... Theo TTHN DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn
Thi đại học và thi thpt quốc gia 2019
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?