Đại học Sư phạm Hà Nội 2 xét tuyển bổ sung đợt 1 năm 2019Điểm xét tuyển bổ sung Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2019 từ 20 đến 26 điểm, cao điểm nhất là ngành giáo dục thể chất và mầm non. 1. Đối tượng tuyển sinh:
- Công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành. 2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước. 3. Phương thức tuyển sinh: Theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 và xét theo kết quả học tập lớp 12 cấp THPT (học bạ) 4. Tổ chức tuyển sinh: 4.1. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: Từ 8h00 ngày 16/8/2019 đến 17h00 ngày 25/8/2019. 4.2. Mẫu phiếu đăng ký: - Mẫu phiếu đăng ký dự thi môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất tải về tại đây - Theo kết quả thi THPT quốc gia tải về tại đây - Theo kết quả học tập lớp 12 cấp THPT (học bạ) tải về tại đây 4.3. Hình thức nhận ĐKXT: chọn 1 trong 3 cách sau: 4.3.1. Đăng ký trực tuyến - Thí sinh đăng ký dự thi môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất tại đây. - Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 bằng điểm thi THPT quốc gia tại đây. - Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 bằng điểm học tập lớp 12 bậc THPT (học bạ) tại đây. 4.3.2 Gửi qua đường bưu điện Phiếu đăng ký xét tuyển được gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.3.3. Nộp trực tiếp tại trường Phiếu đăng ký xét tuyển nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.4. Thời gian tập trung làm thủ tục dự thi và thi năng khiếu: - Làm thủ tục dự thi và thi năng khiếu: 07h30 ngày 27/8/2019. 5. Thời gian công bố trúng tuyển: Ngày 30 tháng 8 năm 2019. 6. Thời gian xác nhận nhập học và làm thủ tục nhập học: Từ ngày 03/9/2019 đến ngày 05/9/2019. 7. Chỉ tiêu xét tuyển bổ sung đợt 1: 7.1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019
7.2. Xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 cấp THPT (học bạ)
* Ghi chú: Môn thi chính nhân hệ số 2 được ghi bằng chữ in hoa, đậm.
8. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT bổ sung: - Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT - Riêng nhóm ngành sư phạm (nhóm ngành đào tạo giáo viên): + Tuyển những thí sinh có hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên. + Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp. + Ngành Giáo dục thể chất chỉ tuyển thí sinh thể hình cân đối: nam cao tối thiểu 1,65m nặng 45kg trở lên, nữ cao tối thiểu 1,55m nặng 40kg trở lên (Nhà trường không tổ chức sơ tuyển, thí sinh không đủ các yêu cầu về thể hình nếu trúng tuyển sẽ bị loại khi nhập học). a) Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia - Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi. - Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể: + Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. + Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống. b) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT - Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục Thể chất) phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 8,0 trở lên. - Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục Thể chất phải có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 6,5 trở lên; đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, phải có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên. - Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống. - Đối với các ngành ngoài sư phạm: Nhà trường chỉ nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,0 điểm (theo thang điểm 10), chưa cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực trong tuyển sinh. - Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). c) Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn). Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10. d) Nguyên tắc xét tuyển Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn chính làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp. e) Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2019 Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia: ĐXT = [Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + (Điểm Môn chính x 2)] + ĐƯT (nếu có) ĐƯT = [(ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực)*4]/3 Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + (ĐTB Môn chính x 2)] + ĐƯT (nếu có) ĐTB Môn 1 hoặc Môn 2 hoặc Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2 ĐTB Môn chính = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2 ĐƯT = [(ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực)*4]/3 Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên; HK: Học kỳ. 9. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ): Thí sinh được cộng 1,0 (một điểm) vào điểm xét tuyển cho các trường hợp sau: - Thí sinh học trường THPT chuyên cấp Tỉnh/ Thành phố. - Thí sinh không học trường THPT chuyên cấp Tỉnh/ Thành phố đoạt giải nhất, nhì, ba (môn đoạt giải phù hợp với ngành xét tuyển) trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp Tỉnh/Thành phố tổ chức hoặc có học lực đạt loại giỏi trở lên ở các năm lớp 10, 11, 12. Theo TTHN
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Xét tuyển bổ sung 2024
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Với hơn 120 trường Đại học đào tạo ngành ngôn ngữ Anh trên cả nước, giúp cho học sinh có thêm nhiều lựa chọn cho ngành mà mình yêu thích.
Những trường Đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin tại Hà Nội năm 2025 gồm có điểm chuẩn các năm trước, tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển được Tuyensinh247 tổng hợp dưới đây.
Những trường nào đào tạo ngành công nghệ thông tin tại TPHCM? Dưới đây Tuyensinh247 thống kê 15 trường tuyển sinh ngành CNTT theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ, ĐGNL,... cụ thể như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học.