DS các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ

Tổng hợp các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ. Tư vấn chọn ngành và trường đăng ký xét tuyển năm 2017, giúp bạn các em tìm được ngành nghề ưa thích theo trường dựa điểm chuẩn các trường của các năm trước.

Danh sách các trường Đại học đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ trên cả nước

1. DS Trường Đại học ở Hà Nội đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ 

Đại Học Ngoại Thương ( Cơ sở phía Bắc )

Học Viện Ngoại Giao

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Đại Học Hà Nội

Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội...

=> Xem thêm tại đây


2. DS Trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ 

Đại Học Sài Gòn

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM

Đại Học Tài Chính Marketing

Đại Học Kinh Tế TPHCM...

=> Xem thêm tại đây


3. Danh sách Trường ĐH ở tỉnh khác đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ

Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế

Đại Học Vinh

Đại Học Hải Phòng

Đại Học Cần Thơ

Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng ...

=> Xem thêm tại đây

Danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ trên cả nước

Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại

Cao Đẳng Ngoại Ngữ – Công Nghệ Việt Nhật

Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội

Cao Đẳng Cần Thơ

Cao Đẳng Bến Tre

Cao Đẳng Công Nghiệp Huế

Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch Hà Nội...

=> Xem thêm tại đây


 Ngành Ngoại giao - Ngoại ngữ

Không chỉ là một ngành nghề, ngoại giao còn là một khoa học và nghệ thuật. Vì thế không dễ đưa ra một cách hiểu thật đơn giản và chính xác về lĩnh vực này. 

Nhà ngoại giao nổi tiếng người Anh Harold Nicolson nhận định: "Ngoại giao, đó là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, đó là cách mà các đại sứ, công sứ... dùng để điều chỉnh và tiến hành những quan hệ này. Đó là công tác hoặc là nghệ thuật của nhà ngoại giao".

Nhìn chung, phụ thuộc vào từng chức năng, vị trí cụ thể, các nhà ngoại giao sẽ thực hiện những công việc chính dưới đây:

– Tham gia tiếp xúc và đàm phán ngoại giao.

– Soạn thảo các công văn và văn kiện ngoại giao.

– Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình các nước và tình hình thế giới, đề xuất ý kiến, đóng góp vào chiến lược ngoại giao chung của đất nước.

– Tiến hành công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại.

– Thực hiện công tác lãnh sự, bảo vệ quyền lợi kiều dân ở nước ngoài.

– Làm công tác lễ tân: sắp xếp và tiến hành việc thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, tổ chức tham quan, tổ chức chiêu đãi (địa điểm, thực đơn, bố trí bàn ăn, sắp xếp chỗ ngồi cho đúng ngôi thứ, v.v…).

Ngày nay, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, theo bất cứ chế độ chính trị nào đều có các cơ quan chuyên trách về công tác đối ngoại, bao gồm:

– Các cơ quan đối ngoại ở cấp trung ương.

– Các cơ quan đối ngoại ở một số địa phương trong nước. Chẳng hạn Việt Nam có Sở Ngoại vụ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh.

– Các cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Sinh viên học ngành Ngoại ngữ được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ các nước trên thế giới , có năng lực sử dụng ngôn ngữ các nước ở trình độ cao. Kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ, ngoại ngữ , sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điển hình là biên-phiên dịch, giảng viên ngoại ngữ, cán bộ chương trình, thư ký, trợ lý, cán bộ đối ngoại trong các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng tiếng nước ngoài, nhân viên các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, các hãng thông tấn, hướng dẫn viên du lịch…


Về cơ hội học tập sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành ngôn gữ, ngoại ngữ, sinh viên có thể học tiếp lên cao học, học thêm văn bằng về tài chính, kênh tế để có thể mở rộng cơ hội việc làm hơn nữa nếu sinh viên có năng lực.

Theo thethaohangngay

Xem thêm tại đây: Tìm hiểu về trường và ngành
  • Điểm sàn đánh giá năng lực 2024 - Tất cả các trường

    Điểm sàn ĐGNL (mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển/ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy) của các trường Đại học, Học viện trên cả nước được Tuyensinh247 liên tục cập nhật dưới đây.

  • Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh xét tuyển Đại học 2024

    Thí sinh cần làm những gì để xét tuyển vào các trường Đại học năm 2024. Xem chi tiết các việc thí sinh phải làm: tìm hiểu đề án tuyển sinh các trường, đăng ký xét tuyển sớm theo quy định của trường, đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD, xác nhận nhập học,...

  • Thông tin tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp 2024

    Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển sinh 144 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp năm 2024, xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường dưới đây.

  • Danh sách phương thức xét tuyển Đại học 2024

    Theo quy định của Bộ GD năm 2024 có tất cả 20 phương thức xét tuyển. Dưới đây là mã phương thức, tên phương thức được sử dụng xét tuyển Đại học năm 2024.