Đáp án đề thi môn Văn khối D năm 2014 của Bộ GD&ĐT

Các em tham khảo đáp án đề thi đại học môn Văn khối D năm 2014 của Bộ GD&ĐT Tuyensinh247 cập nhật dưới đây.

Đề thi môn Văn đại học khối D năm nay được các thầy cô đánh giá là đề thi có tính phân loại thí sinh cao với các câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức thực tiễn và khả năng phân tích vấn đề tốt.

Đề thi đại học môn Văn khối D năm 2014

Đang cập nhật

Các em lưu ý: thời gian công bố điểm thi đại học năm 2014 dự kiến bắt đầu công bố từ ngày 17/7, các em truy cập http://diemthi.tuyensinh247.com/diem-thi-dai-hoc.html để nhận thông tin điểm thi nhanh nhất.

Hoặc nhận ngay điểm thi về điện thoại khi có điểm:

Đáp án đề thi môn văn khối D năm 2014 chính xác của Bộ GD&ĐT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

 

Đọc đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi và thực hiện các yêu cầu

2,0

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài.

- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích.

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

1.

Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.

0,5

2.

Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”: vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhủ về truyền thống bất khuất của giống nòi.

0,5

3.

Các dạng của phép điệp và hiệu quả nghệ thuật trong đoạn thơ

1,0

 

- Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,...); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…).

- Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.

 

II

 

Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh.

3,0

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải

huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày

tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác

đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm

túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 

Theo thethaohangngay

Xem thêm tại đây: Đáp án đề thi khối D