Những thế hệ thầy trò Trường Quốc học Huế qua 117 năm xây dựng và trưởng thành luôn tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những nhân tài khác đã được đào tạo từ ngôi trường bên dòng sông Hương.
Trường Quốc học Huế được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái, ngày 17 tháng 9 năm Bính Thân (23/10/1896) và Nghị định Toàn quyền A.Rousseau, ngày 18/11/1896.
Trường Quốc học Huế mãi mãi còn ghi dấu ấn sâu sắc của các thế hệ thầy và trò: Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh), Trần Phú, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Tập, Lê Văn Miến, Võ Liêm Sơn, Phạm Văn Đồng, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Văn Thương, Trần Hoàn, Phạm Tuyên, Hoàng Tụy, Võ Quý…
Người học sinh Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, quê ở An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, khi đi học mang tên: Võ Giáp, học trường Quốc học Huế, các niên khóa 1924 - 1925 và 1925 - 1926, năm thứ nhất và năm thứ hai (tương đương lớp 6 và lớp 7 ngày nay).
Năm 1986 và 1996, kỷ niệm 90 năm và 100 năm ngày thành lập trường Quốc học Huế, Đại tướng đã tới dự cuộc họp mặt của cựu giáo viên và học sinh ở Hà Nội.
Năm 2001, Hội Cựu học sinh trường Quốc học Huế đã tặng Đại tướng bức tranh sơn mài mừng Đại tướng thọ tuổi 90.
Ngày 10/3/2006, Thạc sĩ Nguyễn Chơn Đức, Hiệu trưởng Trường Quốc học Huế cùng Ban Liên lạc cựu học sinh Quốc học Huế do Giáo sư - Tiến sĩ khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Văn Trương, Trưởng Ban Liên lạc dẫn đầu đã đến thăm, tặng hoa và chúc sức khỏe Đại tướng. Ở tuổi 94, Đại tướng vẫn minh mẫn và ân cần tiếp thầy trò Trường Quốc học Huế. Đại tướng nhắc lại những năm học ở Trường Quốc học Huế, từ lúc 14 tuổi, luôn đứng đầu lớp và chỉ có một lần đứng thứ nhì… Trong một kỳ thi, một giám thị đã quy tội anh Nguyễn Chí Diểu (ngồi ở bàn phía trước học sinh Võ Giáp) quay cóp mặc dù anh Diểu học rất giỏi, học sinh Võ Giáp đã khởi xướng việc bãi khóa để chống lại sự bất công đó. Cuộc bãi khóa đã lan ra nhiều trường ở Huế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc lại ba kỷ niệm lớn trong đời hoạt động cách mạng của mình và nhấn mạnh lời của Hồ Chủ tịch: Làm cách mạng “Dĩ công vi thượng” lấy việc công trên hết, tất cả vì nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Có dân thì có tất cả; phải đổi mới mạnh mẽ hơn một bước nữa mới có thể đưa đất nước ta tiến lên giàu mạnh…
Trước đây, Đại tướng đã từng nói: “Nhớ đến Trường Quốc học qua nhiều thế hệ, tôi nghĩ rằng, Bác Hồ của chúng ta là người học trò xuất sắc nhất của Trường Quốc học Huế. Thật là một trường có truyền thống, từng có Bác Hồ của chúng ta học ở đây”.
Mãi đến khóa học có tôi và anh Tạ Quang Bửu, chúng tôi lại sung sướng đọc báo Le Paria (Người cùng khổ) do Bác sáng lập, được các thầy của trường bí mật và trân trọng mang về…”.
Vừa qua, Hội đồng môn Quốc học Huế chủ trương ra mắt bộ sách “Quốc học Huế xưa và nay” do các nhà văn, nhà báo Trần Phương Trà (chủ biên), Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Xuân Hoa, Phạm Khắc Lãm, Tần Hoài Dạ Vũ, Trần Hữu Lục biên soạn. Sách do Nhà xuất bản Văn Hóa thông tin ấn hành tháng 7 năm 2013 gồm 1612 trang khổ 16 x 24cm, có 24 trang ảnh màu, nhiều bài viết, hồi ký, thơ, nhạc, họa.
Trong sách đã dành 12 trang trích đăng bài “Vị tướng huyền thoại” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cùng nhiều hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngày 25/8/2013, đúng dịp sinh nhật của Đại tướng, các anh Nguyễn Khắc Mai, Trần Phương Trà cùng 2 nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường, Trần Tuấn đã mang 2 bộ sách kính tặng hai gia đình giáo sư Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp. Giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng anh Võ Điện Biên - con trai của vợ chồng Đại tướng đã nồng nhiệt đón tiếp các người làm sách và tặng 1 thiếp cám ơn đã chúc mừng Đại tướng bước sang tuổi 103.
Cùng điểm lại những thời khắc lịch sử trong cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhé!
Cùng thưởng thức bộ phim ngắn đầy xúc động và chân thực về Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện đang được xem và chia sẻ rất nhiều trên cộng đồng mạng.
Ngày ông táo về trời là ngày bao nhiêu, tục lệ cúng ông công ông táo, tục lệ tết ông công ông táo như thế nào và nguồn gốc của tết ông công ông táo có từ khi nào, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2024 vào ngày mấy dương lịch là câu hỏi mà nhất là mỗi bạn trẻ thường hỏi mỗi dịp lễ cúng ông công ông táo.
Trung thu năm 2019 vào ngày bao nhiêu dương lịch và trung thu là thứ mấy? Thông tin này giúp các phụ huynh cũng như giới trẻ biết được thời gian cụ thể để sắp xếp lịch đi chơi cùng người yêu hay cho các bé đi chơi trong dịp tết trung thu.
Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy được nghỉ mấy ngày, ngày lễ 30/4, 1/5 được nghỉ mấy ngày, dịp Quốc khánh 2/9 nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ tất cả các ngày lễ trong năm 2019 được thống kê đầy đủ dưới đây.